BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
63
thế nào để người ta không phản kháng, không chống cự và
không có dịp trả thù trong tương lai.
Đức Phật dạy, sự khác biệt tuổi thọ trong trường hợp này ở
thái độ giết người. Nếu một chiến sĩ cầm súng giết giặc bằng
thái độ hận thù vì cha, người thân bị kẻ thù giết nên phải trả đũa,
máu trả bằng máu. Bấy giờ, không còn là hành động yêu nước
mặc dù dưới bình phong của chủ nghĩa yêu nước, nhưng trở
thành hành động sân hận. Do đó, nghiệp lực rất lớn, phải chịu
nhân quả sát nghiệp, vì vậy, những người này bị yểu thọ. Trong
khi đó, những người yêu nước thật sự sẽ có được chất liệu của
tình thương khi nhìn kẻ thù bằng con mắt trí tuệ, không thấy
giặc là kẻ thù, không thấy người khác ý thức hệ là kẻ thù, mà
thấy hành động vô minh, thái độ si mê, sự thôn tính nước khác
là kẻ thù. Như vậy, kẻ thù không phải là người khác ý thức hệ
mà chính là những hành động bất thiện.
Đức Phật dạy, nhìn kẻ thù trong hành động sát phải kéo
theo tình thương, để người kia không có cơ hội gieo nghiệp
xấu, bắn người kia là để những người còn lại không bị nạn
khổ đau do hành động vô minh gây ra. Như vậy, cùng mang
nghiệp sát nhưng cộng theo đó là tình thương, tinh thần từ bi,
thái độ dũng mãnh bất khuất không sợ hãi. Lúc bấy giờ, vẫn
phải chấp nhận nghiệp sát nhưng là hạt giống đóng góp, phục
vụ. Hai cách này song tồn. Nhờ đó, hành động sát nghiệp
trong trường hợp này không phải là hệ quả của bất mãn và
sân hận, mà là những giá trị đóng góp cao hơn và sẽ thọ mạng
lâu dài, chỉ đơn thuần cầm súng bằng lòng sân hận, trả thù.
Nghiên cứu về trạng thái bất mãn liên hệ đến hoàn cảnh con
người đang sống giúp ta vượt qua sân hận. Ai cũng biết, Trần
Quốc Tuấn là vị tướng tài đời Trần. Đóng góp của ông không
chỉ nằm ở cuộc khởi nghĩa chống giặc Nguyên Mông, mà còn
ở tinh thần yêu nước rất hùng mạnh, thể hiện sâu sắc trong bài