BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
65
cây sung không có trái, trong khi Chúa và tất cả tùy tùng hy
vọng đến được cây là có trái để ăn và thoát khỏi cơn đói.
Nhưng sự thật diễn ra đã làm họ rất bất mãn vì cây sung
không có một quả nào. Đứng trước sự kiện đó, Chúa đã phán
cây sung: “Ta phán cho dòng họ nhà ngươi từ đây cho đến
đời đời kiếp kiếp về sau, không ai có thể ăn được trái cây
nhà ngươi sinh ra”. Vừa dứt lời, bỗng dưng cây sung bị biến
dạng, lá sần sùi nổi cộm có hột giống da cóc, vỏ thân cây
cũng tương tự. Ngày đầu sau lời phán quyết đó, tất cả các trái
sung đều sần sùi và không ai ăn được cả.
Bất mãn trong kinh thánh của đức Chúa đã tạo ra khổ đau
cho cuộc đời ở chỗ, là mình không ăn được thì phá khiến
người khác cũng không bao giờ ăn được. Bất mãn đó là sự
độc tài mang tính hủy diệt dẫn đến nhiều khổ đau khác. Nếu
là người nhân từ bác ái thì không ăn được phần đó nhưng
mong trong cuộc đời có người ăn được và hoan hỷ với người
may mắn hơn. Bấy giờ, sự bất mãn đó là cơ hội, là đầu mối
của tình thương.
Nhà Phật dạy, phải có chất liệu của lòng tùy hỷ, phải hoan
hỷ với những nghịch cảnh, và phải cám ơn những nghịch cảnh
bởi nó là cơ hội thử lửa lương tâm. Lửa đó có thể nung đốt
2000 độ C, liệu có chịu đựng được? Hay đến lúc đó cũng bạo
loạn và trở thành những kẻ cuồng tín giống Taliban, Akeda,
Osama Bin Laden… nguy hiểm cho cuộc đời. Những người
đó đều bất mãn, bất mãn với chính phủ, liên minh, ý thức hệ
tôn giáo của Mỹ. Họ bất mãn đủ thứ dẫn đến phá hoại, khủng
bố nỗi khổ, niềm đau làm tổn hại cuộc sống. Bất mãn đó cần
phải được loại trừ ra khỏi mảnh đất tâm của con người, bằng
không, cả mình và người có thể trở thành mắt xích khổ đau,
kéo dài từ kiếp này đến kiếp khác. Sinh ra, gặp nhau là sân
hận, đối đầu, loại trừ một mất một còn…