BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
67
Vấn đề cần đặt ra, nếu như đức Phật Thích Ca không xuất
thân từ thái tử thì chưa chắc chân lý đức Phật nói làm người
ta tin. Bởi vì, chiều kích tôn giáo của Ấn Độ không bao giờ
coi trọng người ở giai cấp thấp, dù người đó có nói chân lý
thì chân lý đó cũng bị xem là tà thuyết.
Cho nên, các đức Phật thường ra đời với tư cách là thái
tử. Đức Phật trong tương lai hoặc các đức Phật khác cũng ra
đời với tư cách là thái tử nếu các Ngài thị hiện ở đất nước
Ấn Độ. Do định chế tôn giáo của Ấn Độ không cho phép tin
theo người thuộc giai cấp thấp hơn giai cấp đang có. Ngoại
trừ một số nhà cải cách tôn giáo xuất hiện có đóng góp quá
lớn, đến độ giá trị tâm linh và đạo đức của họ làm cho người
ta quên đi những người giai cấp thấp kém hơn.
Đạo Phật tiếp nhận rất nhiều người thuộc nhiều giai cấp
thấp. Dù hoàng thân quốc thích mới đi tu vẫn phải đảnh lễ,
vẫn phải học hỏi ở những người có giai cấp thấp nhưng tâm
linh, đạo đức cao, đó là truyền thống rất mới trong đạo Phật.
Bất mãn như thế, đức Phật đã tạo ra cuộc đời rất lịch sử. Suốt
49 năm hoằng pháp của Ngài đều là dược liệu để chữa những
căn bệnh bất mãn thời cuộc, giai cấp và bất mãn của Ngài trở
thành những giọt cam lồ làm cuộc đời được tươi mát!
Từ những sự kiện trên, bất mãn chính là một nhu cầu rất
lớn. Không nên hài lòng với những định chế đang có, những
hoàn cảnh hiện tại. Như thế, mới có cơ hội vươn lên. Giá trị
đó được đặt trên nền tảng của bất mãn, tạo thành năng lực
dấn thân, cống hiến nhiều hơn. Nếu một vị Bồ tát không bất
mãn với nỗi khổ đau của chúng sinh ở địa ngục thì vĩnh viễn
không bao giờ phát nguyện vào địa ngục cứu chúng sinh.
Phật dạy, đừng bao giờ xa lánh những kẻ trong địa ngục.
Những vị Bồ tát, Thánh Tăng luôn gần gũi những người như
vậy để chuyển hóa. Xa lìa họ thì sẽ không có cơ hội được