68
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
tỉnh thức, chỉ điểm. Sai lầm đó có thể được nhân lớn làm cho
chiều kích của khổ đau gia tăng mãnh liệt.
IM LẶNG SẤM SÉT
Biến dạng khác của việc đè nén cơn giận được thể hiện
qua sự im lặng đáng sợ. Pháp Phật có một mặc định khi trưng
cầu dân chủ trong đời sống cộng đồng tu sĩ là, dành quyền
ưu tiên cho người có ý kiến khác. Mặc nhiên không có ý kiến
được hiểu là đã đồng tình với ý kiến tập thể. Nhà Phật tận
dụng sự im lặng vì làm cho đời sống nội tâm phong phú. Nếu
nói thì phải đúng lúc, nội dung lời nói phải có ý nghĩa. Lời
nói mang lại khổ đau, bất an cho người khác thì vô ích và
không nên nói. Tuy nhiên, cũng có sự im lặng rất nguy hiểm,
tạo nên bầu không khí ngột ngạt và cắt đứt sự truyền thông.
Chẳng hạn, hai người thương nhau nhưng mới giận hờn chút
ít mà có người đã lỡ nói những lời khiến đối phương không
hài lòng. Kết quả, dù hai người gặp nhau mỗi ngày, đi làm
cùng đường, chung cơ quan, chung nhà, ăn chung mâm, ngủ
chung phòng nhưng hai người vẫn im lặng, không ai chịu nói
ra vấn đề để giải quyết. Đó là sự im lặng sấm sét, khi nổ ra
thì nhà tan cửa nát!
Tôi từng tư vấn cho nhiều đôi vợ chồng như vậy. Có cặp,
người chồng là tài xế của công ty du lịch, vợ là giáo viên. Hai
vợ chồng đã sống chung tám năm mà không nói chuyện với
nhau. Hai người có mặc ước, đi dự đám cưới, ăn tiệc thì vẫn đi
chung, vẫn trao đổi tâm sự như không hề có chuyện gì xảy ra.
Nhưng khi về nhà thì chuyện ai nấy làm, không cần nói chuyện
với nhau nữa. Họ sống theo cách, xa nhau thì không chịu nổi mà
gần nhau lại khó chịu vô cùng. Tôi góp ý rằng, nếu im lặng để
dẫn đến sự hòa giải, vợ chồng thông cảm, hiểu được nguồn gốc
của vấn đề thì nên im lặng. Còn im lặng mà ngày càng tạo hố
sâu ngăn cách thì thật không nên. Hai người đã đóng kịch được