BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
69
với người ngoài, tại sao không sống thật như thế trong gia đình
để có hạnh phúc thật sự?
Không nên vì bảo vệ sĩ diện mà sống giả hạnh phúc trước
mặt mọi người. Giá trị của hạnh phúc không nằm trong sĩ
diện. Hạnh phúc có mặt khi sống chân thật với nhau. Tuy
hai người họ uống chung dòng nước nhưng không thấy vị
ngọt. Một người có cảm giác cay còn người kia có cảm giác
đắng. Một người có cảm giác nhạt nhẽo và một người có cảm
giác mặn chát. Đó là sự im lặng đáng sợ và nguy hiểm! Ấy thế,
gia đình họ được bầu chọn là gia đình hạnh phúc lý tưởng và
là cặp vợ chồng có đời sống lý tưởng vì bên ngoài, trước mặt
mọi người, họ biểu hiện sự hiểu và yêu nhau. Thực tế, họ là
đôi vợ chồng bất hạnh! Vì sĩ diện và bản ngã, cả hai buộc phải
diễn tuồng nhập vai nhưng lại không sống thật với bản thân mỗi
người. Thật tội nghiệp làm sao!
Cũng có sự im lặng được thể hiện bằng cách biệt vô âm tín,
tức là không nói không rằng, không hành động gì cả mà chọn
giải pháp, “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, tình nghĩa đôi ta
có thế thôi”. Theo Phật giáo, nếu hai vợ chồng ly thân hoặc ly
dị trong trường hợp lòng sân hận chưa tháo gỡ thì khi tái sinh
sẽ gặp nhau như hai kẻ thù chứ không phải hai người bạn. Vì
thế, trước khi chia tay nên tháo gỡ nội kết, trở thành bạn bè của
nhau. Làm vậy thì khi gặp nhau có thể nở được nụ cười, vẫy tay
chào, hỏi thăm sức khoẻ nhau. Bằng không, nỗi oan khiên oán
trái sẽ kéo dài từ đời này sang đời khác.
Sự im lặng còn dẫn đến thái độ tự cô lập bản thân, việc
này thường xảy ra ở phương Tây. Ví dụ, trong gia đình chỉ
có hai thành viên. Chẳng may, một người giận hờn thì có
khuynh hướng tự cô lập mình trong phòng riêng, đóng cửa,
không muốn giữ truyền thông với người còn lại. Và, người
này không có quyền làm phiền vì luật pháp phương Tây bảo