CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 72

66

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

Bất mãn trong trường hợp của đức Chúa là bất mãn khó

có thể chấp nhận. Bởi vì, khát nước quá có thể cau có, đói

bụng quá có thể bực dọc nhưng đừng cho phép những người

khác lâm vào cảnh trạng không còn một trái sung nào để ăn.

Bất mãn để tạo thành sự sống thì tốt, bằng không, nó có thể

trở thành khổ nguy cho cuộc đời.

Liên hệ từ trạng thái bất mãn của đức Phật, thấy khác

rất nhiều. Đức Phật được sinh ra và nuôi nấng trong truyền

thống giáo dục của Bà La Môn giáo, truyền thống tầng cấp

xã hội. Con người không có cơ hội vùng vẫy thoát khỏi mạng

lưới dày đặc của Phạm Thiên. Sinh ra trong hoàn cảnh định

chế, làm người ta sợ hãi, không dám cưỡng lại, không dám

cách tân. Chỉ những người dũng khí, từ bi, tuệ giác lớn mới

có thể đi ngược lại với truyền thống mấy ngàn năm lịch sử

của Ấn Độ giáo.

Đức Phật hoàn toàn bất mãn với triều đại của Ấn Độ giáo,

Ngài hoàn toàn bất mãn với hạnh phúc của một thái tử, của

người ăn trên ngồi trước. Cho nên, Ngài từ bỏ tất cả để trở

thành nhà đạo sĩ rày đây, mai đó trên mọi nẻo cuộc đời. Để

nói rằng, hạnh phúc trong cuộc đời không phải nằm ở tài sản,

sự nghiệp, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan… mà chính

là ở thái độ ứng xử trước mọi hoàn cảnh của con người. Đức

Phật có hạnh phúc rất lớn, vượt lên trên hạnh phúc thông

thường của cuộc đời, dầu Ngài không có tài sản gì khi dấn

thân tìm chân lý.

Trong truyền thống Ấn Độ giáo, ba nhân vật để lại nhiều

ấn tượng là đức Phật Thích Ca, đức Mahavihara -sáng chủ

đạo Kỳ Na giáo và Ramakisna - sáng chủ Ấn Độ giáo. Ba vị

này đều là thái tử thuộc dòng quyền quý nhưng không chấp

nhận truyền thống hiện tại nên trở thành đạo sĩ, những người

thoát tục và có rất nhiều đối tượng quần chúng theo học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.