CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 68

62

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

ĐÈ NÉN SỰ BỰC TỨC

Trường hợp của Trưng Trắc và Trưng Nhị cũng liên hệ

đến vấn đề chính trị. Hai chị em cầm cờ khởi nghĩa kháng

chiến chống giặc Nam Hán, cách đây mấy ngàn năm. Trưng

Trắc là người rất điềm tĩnh, Trưng Nhị được mô tả là người

rất cương quyết, khẳng khái giống Trương Phi. Do vì nóng

tính nên ít nhiều cũng háo thắng, muốn thể hiện mình có thể

làm được tất cả.

Khi Thái thú Tô Định đến thử tài xem người Việt Nam có đủ

cường khí, bất khuất để làm cuộc khởi nghĩa hay không. Ông ta

ra lệnh thách đố bắn cung. Lúc đó, Trưng Trắc nhắn giọng, “Hễ

bắn thì phải trúng”, giúp em gái là Trưng Nhị hiểu được dụng

ý là đừng bao giờ thi thố tài năng thật sự để kẻ thù không ngờ

rằng mình có tiềm lực lớn. Rõ ràng, đó là phản ứng hoàn toàn

bất mãn nhưng bất mãn này được tích tụ thành một năng lực,

thành một bệ phóng và thành lực đẩy rất lớn để rèn binh dưỡng

khí. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công. Thái thú Tô

Định bị chết dưới gươm của Trưng Trắc và Trưng Nhị. Trường

hợp bất mãn này đã nuôi lớn lòng yêu nước, tạo ra chất liệu tình

thương và vượt tới đỉnh cao của sự đóng góp. Dĩ nhiên, theo

tinh thần nhà Phật, khi dấn thân làm công việc quân sự, chiến

sự thì phải chấp nhận giá trị nhân quả, phải đối đầu trong hiện

tại và tương lai.

Tại sao có những vị tướng cầm gươm, cầm súng giết giặc

mà tuổi thọ của họ đến 80, 90 nhưng một số người lại yểu

thọ, chỉ được 20, 30 tuổi dầu họ cùng gieo chung nghiệp là

cầm súng giết người? Con người phải chấp nhận sự thật,

tất cả những chiến sĩ đều được nuôi dưỡng hai thái độ ở

trên chiến trường, hoặc giết người khác chết hoặc bị người

khác giết chết. Cho nên khi đối đầu với kẻ thù, con người có

khuynh hướng muốn giết đối phương càng sớm càng tốt, giết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.