BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
57
không phân biệt đối tượng, tôn giáo, màu da chủng tộc. Tại sao
không nhớ tới những người cao đẹp đó mà chỉ nhớ đến người
phạm tội, và tội phạm thì lúc nào cũng có. Tình trạng tội phạm
từ những người homeless diễn ra ở Mỹ cũng không thua kém gì
những nước nghèo trên thế giới.
Một Phật tử tại đây kể về tình trạng của những người
homeless ở Mỹ rất nhiều, bất hạnh có, lười biếng có, thích
thay đổi môi trường sống để cảm nghiệm cuộc đời như thế
nào cũng có... nhiều nguyên nhân. Nhiều người homeless trở
thành tội phạm nên nhà tù của Mỹ nhiều không thua kém số
nhà tù ở các nước chậm phát triển. Tội phạm trong những
nhà tù của Mỹ nguy hiểm hơn tội phạm ở những nước nghèo,
vì họ có súng, có đủ phương tiện gây án. Do đó, tội lỗi tạo ra
chồng chất, đó cũng là một loại hình bất mãn.
Ngoài ra, có những loại bất mãn bắt nguồn từ điều kiện
ngoại tại, từ hoàn cảnh môi trường mà con người sinh sống.
Ví dụ, một người đến công sở làm việc nhưng bỗng bị kẹt xe
3 giờ, tới sở liền bị quở trách. Bất mãn bị kẹt xe làm người
ta khó chịu, ngồi đứng không yên, bực tức chửi thề... Trong
những trường hợp như vậy, nhà Phật dạy phải tập hít thở. Dù
bực dọc, cũng không tiến thêm được bước nào, nên tốt hơn
hết, tập phương pháp thiền lái xe như Thiền sư Nhất Hạnh đã
dạy, hoặc có thể quán niệm hít thở theo 16 pháp quán niệm
đức Phật đã dạy.
Muốn khắc phục, mỗi ngày phải thức dậy sớm hơn 1
hoặc 2 giờ để đến công sở, như vậy có thể giải quyết được
công việc và không bị ách tắc bởi kẹt xe. Mỗi nghịch cảnh
đều có giải pháp nếu biết cách nhìn, cái nhìn của người Phật
tử chúng ta có thể giải quyết vấn đề rất êm đẹp.
Trong những tình huống như vậy, nhà Phật dạy, hãy nhìn
lại, hãy đặt tấm gương nhân quả trước mặt xem rằng mình và