72
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
ĐỪNG ÔM GIỮ CƠN GIẬN
Có câu chuyện đề cập đến giá trị tình cờ của lòng sân hận,
kể về anh bán mũ dưới gốc cây. Giữa trưa, không có khách
mua hàng, trời lại nắng như đổ lửa, anh lấy chiếc mũ che mặt
và ngủ một giấc say sưa. Khi giựt mình thức dậy, anh ngạc
nhiên vì tất cả mũ mất hết. Nhìn qua nhìn lại không thấy ai
đùa cả. Quá chán nản, anh ngồi phệch xuống đất, tựa lưng
vào gốc cây nhìn lên cao. Bất chợt, anh thấy đàn khỉ cũng
lấy mũ che mặt và nằm ngủ trên những cành cây. Lúc đó,
anh bán mũ vừa mừng vừa tức. Mừng vì không bị mất cắp
mũ, tức giận vì bị đàn khỉ phá phách, nghịch ngợm. Anh quát
tháo nhưng không có cách nào lấy lại những chiếc mũ, anh ta
lấy đá ném thì bị cả đàn khỉ ném lại những cành nhánh khô
và quả làm anh bị nhiều thương tích. Càng giận dữ, anh càng
la hét, khua tay khua chân thì đàn khỉ càng khọt khẹt nhái lại
các động tác của anh. Thất vọng, anh ném mạnh chiếc mũ
của mình xuống đất, đàn khỉ cũng bắt chước làm theo. Thế là
những chiếc mũ trở lại với anh.
Câu chuyện cung cấp ý niệm về tính hiệu quả tình cờ
của lòng sân hận. Quả thật, đôi khi có những tình huống
không dụng tâm cố ý lại có kết quả tốt, còn những tình huống
cố tâm suy nghĩ mà các giải pháp đều bị bế tắc. Như vậy,
trường hợp của anh bán mũ có thể giúp giải quyết vấn đề bế
tắc trong mối quan hệ tình người hay không? Nội dung câu
chuyện cho thấy, dù là phản ứng tình cờ nhưng đó không
phải là giải pháp. Bởi vì, anh ta không thành công, vẫn còn
vướng mắc nỗi sân hận trong lòng khi nhặt những chiếc mũ
và tiếp tục đem bán. Suốt ngày hôm đó, anh cứ bực bội, khó
chịu vì buôn bán ế ẩm. Tối đến, mãi trằn trọc khó ngủ, cộng
thêm sự phá phách lúc sáng của đàn khỉ, cảm giác khó chịu
càng tăng. Anh cứ nhớ về ngày bán mũ không may mắn đó.
Càng nghĩ, càng khiến hạt giống sân hận trỗi dậy trong lòng,