74
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Người Mỹ theo Tin Lành nhưng cách ứng xử rất gần
với đạo Phật, họ không giữ lại hình ảnh khổ đau, tang tóc.
Ở các nghĩa trang trên đất nước Mỹ, nhất là những nghĩa
trang mới thường có vườn hồng rất thơ mộng, không giống
những nghĩa trang các nước khác.
Đó là chân lý đức Phật dạy cần phải nhớ, đừng cường
điệu hóa sự sinh ly tử biệt, chết chóc, tang thương. Vì nó chỉ
làm con người có ấn tượng không tốt về cuộc đời, đôi khi dẫn
đến thái độ sống tiêu cực, chán nản, thất vọng. Cho nên, nền
văn hóa Mỹ trong một chiều kích phát triển nào đó rất gần
với nhà Phật. Từ cách trải rộng tình thương thông qua các
hoạt động từ thiện xã hội, chăm sóc người cùi hủi, phục vụ
người già… rất giống tinh thần nhà Phật. Là Phật tử, nên tự
hào về điều đó, cần phát huy nhiều hơn nữa để hoạt động từ
thiện, quên mình trong những chế độ an sinh xã hội như các
nước tư bản tiên tiến trên thế giới.
BẢN NGÃ ĐỘC TÔN
Nguyên nhân sâu xa khác có gốc rễ từ sự va chạm bản ngã
giữa mình và người. Bản ngã là kẻ thù của chính mình và nhân
loại, bởi bản ngã luôn giành vị trí độc tôn, không muốn người
bằng hoặc hơn mình, cũng không muốn họ được người khác
quý trọng thương yêu. Trừ khi tu tập theo đạo Phật, có đức tính
tuỳ hỷ với người và tâm giảm hành hoạt của bản ngã thì mới
dễ dàng chấp nhận sự đa dạng, khác biệt của cuộc đời và con
người. Nếu không, cứ mỗi lần thấy người khác đụng đến tự ngã
là sẽ kháng cự, chống đối. Như thế, lòng sân hận không bao giờ
vơi đi được. Thái độ bảo vệ bản ngã làm con người trở nên cực
đoan, độc đoán, chuyên quyền và loại trừ nhau.
Trong Tam Quốc Chí, Từ Thứ là quân sư của Lưu Bị trước
khi Lưu Bị gặp Khổng Minh, vì ông là người văn võ song toàn,
chí tình chí nghĩa. Tào Tháo rất lo sợ biết Từ Thứ thờ mẹ chí