BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
75
hiếu nên lập kế lừa gạt để ông bỏ nghĩa đặng hiếu. Kết quả là Từ
Thứ nghĩa, hiếu đều mất và trở thành người thất chí, lỡ một kiếp
người. Đó là cách hại người thật thâm độc. Hoặc như Chu Du
và Khổng Minh đã dùng kế liên hoàn, xích toàn bộ chiến thuyền
của Tào Tháo lại với nhau để đánh hỏa công. Chu Du bị bệnh,
Khổng Minh đến bắt mạch và viết ra 16 chữ khiến Chu Du xem
xong giật mình, nghĩ Khổng Minh quả là thần thánh. Chu Du
liền bật ngồi dậy, cùng bàn cách vời gió đông về đốt trụi 83 vạn
quân Tào, làm nên trận Xích Bích nổi tiếng. Vậy mà Chu Du
cũng từng đau khổ, gào thét vì lòng ganh tị “Trời đã sinh Du,
sao còn sinh Lượng làm chi vậy?!”
Hoặc như Hitler căm thù dân Do Thái chỉ vì họ thông
minh hơn. Nếu để dân Do Thái tồn tại thì chủ nghĩa phát xít
của Hitler không bao giờ bành trướng được ở châu Âu hoặc
lan rộng khắp thế giới. Hitler giận dữ vì bản ngã, sự độc tôn
của ông bị va chạm và thách đố. Muốn bá chủ toàn cầu nên
Hitler nỗ lực tiêu diệt họ.
Theo quan điểm nhà Phật, tất cả đều là nhân duyên tương
tác. Nếu sống theo quan điểm đó thì tránh khỏi sự va chạm
bản ngã. Có thể quan niệm mình là giẻ lau cho người khác sử
dụng, là cái ly cho người khác dùng uống nước, là máy điều
hòa không khí cho người khác cảm thấy dễ chịu. Thực tập
suy nghĩ như vậy thì không còn thấy mình là trục xoay của
vũ trụ. Vì thế, sự va chạm, xung đột với người khác không
hiện hữu, nếu xảy ra cũng giảm đi rất nhiều.
Nguyên nhân sân hận nguy hại hơn nữa là nghĩ mình bị
thương tổn vì bị mất tài sản, của cải vật chất. Hoặc nghĩ sĩ
diện, cảm xúc, danh vọng, địa vị chức tước bị thương tổn,
xúc phạm bằng lời nói cay đắng, đâm thọc của người khác
nên lòng sân hận có dịp tồn tại và phát triển. Ví dụ, khi bị
chiếm đoạt phi pháp, bị phá hoại những vật mà mình quý