BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
77
sợ mà im lặng, còn anh này lại vỗ về thương yêu! Anh ta dỗ
dành đứa bé, “Tuấn ơi, ráng đi, cố chịu đựng một chút nữa!”
Người phụ nữ đi đường tỏ vẻ cảm thông, khen ngợi tình
cảm, đức tính chịu thương chịu khó của anh ta. Chị ân cần
hỏi: “Thằng bé tên Tuấn!? Gương mặt nó kháu khỉnh quá,
chắc chắn sau này cũng khôi ngô tuấn tú và trở thành người
cha tốt như anh.
Người đàn ông ngước nhìn, đáp: “Tuấn là tên tôi, tôi
đang tự an ủi mình để gắng giữ bình tĩnh. Nếu không, tôi đã
bạt tai nó rồi”.
Câu trả lời của ông ta làm chị sửng sốt vì trái với suy nghĩ của
mọi người đang có mặt! Ông đang ức chế và đè nén sự bực bội.
Không biết giải phóng cơn giận có phương pháp để hoá
giải nỗi đau thì khi gặp bế tắc thường giữ ức chế, đè nén, chịu
đựng sân hận, đến khi không chịu đựng được nữa thì bộc lộ
một cách thô kệch. Sự đè nén sân hận giống quả bong bóng
bơm quá căng nên dễ dàng nổ tung. Muốn giải phóng sân hận
thì không nên đè nén, ức chế tâm lý. Dùng cưỡng lực ức chế
tâm lý sân hận là sai lầm, nó như con dao hai lưỡi, rất nguy
hiểm! Nói cách khác, đè nén cơn giận không những phản tác
dụng mà còn nuôi lớn sân hận hơn.
Khi cơn giận xuất hiện dưới hình thức bị đè nén sẽ làm biến
dạng tâm lý con người thành bệnh trầm cảm, lãnh cảm hoặc có
thái độ bất cần, trở nên gàn dở, ưa chọc tức, ương ngạnh, ngoan
cố, khó chịu. Thái độ bất cần có thể biến dạng theo nhiều cách
khác nhau. Có thể sống theo cách, “cha chung không ai khóc,”
“chùa chung không ai lo,” “đèn nhà ai nấy tỏ,” “cuộc đời ra
sao thì ra,” hay dễ dàng đình công, bỏ việc mà không cần giải
thích. Hoặc khi được yêu cầu giải thích thì có thái độ gàn dở,
không giải thích lý do. Nếu buộc phải nói thì lẩn tránh vấn