76
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
trọng, thương tổn do cố ý hay vô ý bị tai nạn giao thông. Như
vậy, thương tổn tài sản và thân thể làm con người mất sự bình
an. Lúc đó, tâm trạng có cảm giác bị thương tổn xuất hiện
như lò lửa đang thiêu đốt.
Phật dạy, “Một đốm lửa sân có thể đốt tan muôn mẫu
rừng công đức” hay “Một niệm sân hận nổi lên thì trăm ngàn
muôn ức cửa nghiệp chướng đều mở ra”. Nghĩa là, trong cơn
sân hận, con người mất kiểm soát tâm nên có thể có các hành
động giết người, làm việc phi pháp, phá hoại luân thường đạo
lý. Hậu quả của cơn giận khó có thể đo lường trước được.
Tất cả những nguyên nhân trên làm tâm bị thương tổn.
Để bảo vệ sự thương tổn của chính mình, con người nuôi lớn
cơn giận lúc nào không hay và biện hộ đó là đúng, cần thiết
vì liên quan đến giá trị, danh dự. Trong khi đó Phật dạy, hãy
quán bản ngã không có thực thể vì bản ngã là một cản lực
lớn cho việc tiến tu đạo hạnh. Phải quán vô ngã để không bao
giờ cảm thấy bị xúc phạm. Nếu người khác nói đúng thì tiếp
thu và sửa sai, không đúng thì ghi nhận là tiêu chí xây dựng
trong tương lai. Ứng xử thế mới thoát khỏi những cơn giận
dữ, dù nó được thể hiện bằng hình thức bộc lộ hay tiềm tàng
sâu thẳm trong tâm thức. Theo nhà Phật, để chấm dứt cơn
giận, không nên đè nén, ức chế tâm lý.
Có câu chuyện kể về người đàn ông đang bế đứa bé khoảng
bảy tháng tuổi. Đứa bé khóc thét, anh vừa vỗ về vừa đi đi lại
lại trước một cửa hàng. Hình ảnh của anh khiến một phụ nữ
đi ngang qua chạnh lòng, dừng lại chia sẻ. Thường khi trẻ em
khóc thì người gần gũi chăm sóc, lo lắng và thương yêu vỗ
về là người nữ như bà, mẹ, dì, chị hay bảo mẫu của đứa trẻ.
Ở đây, hình ảnh dễ thương là một người đàn ông. Trong hoàn
cảnh phải giữ con trẻ thì người cha ít chịu khó, ít bày tỏ tình
thương lại hay lớn tiếng, hăm doạ hoặc đánh đòn để nó khiếp