BAÁT MAÕN VAØ SAÂN HAÄN
•
73
những hạt giống xấu ấy cứ lặp đi lặp lại một cách vô thức.
Như vậy, khi ôm giữ cơn giận và không có giải pháp trị
liệu, sẽ rơi vào tình trạng bế tắc như anh chàng bán mũ. Tất
cả những phản ứng của tâm lúc ấy đều là những phản ứng tức
thời, nông nổi nhưng để lại nhiều hệ quả bực tức, cau có, khó
chịu trong tâm tưởng và làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sự kiện ngày 11/09/2001 là nỗi đau làm con người bất mãn và
phải phóng thích bằng cách này cách kia. Lúc đó, người Mỹ treo lá
cờ có khẩu hiệu “We Never Forget” và tuyên thệ với nhau, “Chúng
tôi sẽ không bao giờ quên ngày khổ đau lịch sử này”.
Một thời gian sau, chúng tôi đến vị trí thảm hoạ của toà
tháp đôi tại New York, thật may, những bức tranh của sự đổ
nát, tàn phá chết chóc không còn trưng bày nữa. Tất cả được
thay đổi bằng những bức tranh rất đẹp thể hiện nét rạng rỡ về
hai tòa nhà Thương mại Quốc tế Mỹ, được chụp từ nhiều góc
độ. Những hình ảnh đó làm con người tạm quên đi khổ đau
trong quá khứ, theo tinh thần nhà Phật là:
“Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước hẹn.
Quá khứ đã qua rồi, tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại, chính quán pháp ở đây
Không động không lung lay, vì thế nên tu học
Không một ai biết trước, cái chết đến lúc nào
Do vậy hãy chánh tâm, sống từng phút hiện tại”.
Đó là giá trị tinh thần ứng xử mà đức Phật đã dạy. Không
hồi ức về quá khứ, vì nó chỉ gây thêm bất mãn, sân hận, trả
đũa và nuôi lớn hận thù. Khi nhớ về quá khứ đẹp, đôi lúc dẫn
đến thái độ nuối tiếc và tạo thành năng lượng triệt tiêu những
giá trị hiện tại. Nhà Phật dạy, đừng hồi ức về quá khứ dù đẹp
hay xấu, dù hạnh phúc hay khổ đau. Thế mới có cơ hội thăng
hoa trong cuộc sống.