CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 87

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

81

CÁCH THỨC CHUYỂN HOÁ

Vấn đề đức Phật đưa ra, con người cần phải có nhu cầu

chuyển hóa cảm xúc, lòng sân ngay cả trong tình huống bảo

vệ hay tự vệ. Nếu thiếu nhu cầu chuyển hóa cảm xúc, có thể

lấy lý do tự vệ là nạn nhân và bảo hộ người khác như một nạn

nhân cần được phóng thích khỏi nỗi khổ niềm đau, để có cơ

hội đi quá đà trong sự kiện sân hận rối rắm nào đó.

Khi bất kỳ ai bị nói xấu, đánh đập… thì tất cả hành giả

không nên ứng xử “giang hồ” theo thế tục.

Có thể áp dụng sự chuyển hóa lòng sân trên bốn tiêu chí sau:
Một, tâm không biến nhiễm trong nhân tình thế thái, biến

cố khổ đau.

Hai, không được phản ứng bằng lời ác ngữ.
Ba, phải sống bằng thái độ của tình thương.
Bốn, đừng bao giờ ôm ấp hay nuôi dưỡng sân hận trong lòng.
Tiêu chí một, đề cập đến sự phản giá trị hay các biến

thái tâm lý khi nhiệt huyết dấn thân bảo hộ nỗi khổ oan ức

nhưng cuối cùng trở thành biến chất. Chẳng hạn, khi có hai

người đánh nhau trên đường phố. Thấy một người bị thương

chảy máu, cảm thấy khó chịu và muốn đến can, không để hai

đối tượng đánh nhau nữa. Trong cơn nóng giận, hai bên đều

đánh luôn cả người can gián. Người can gián bị đau, rất bực

và đánh lại người đã đánh mình. Như vậy, tình huống đảo

ngược. Thay vì can gián thì người can biến mình thành đối

thủ mới của cả hai người đang sân hận.

Làm thế để tâm không bị biến dạng trong phản ứng bảo

vệ, thậm chí trong tình huống tự vệ bản thân? Nếu khi hành

động mà thấy tâm bị biến đổi từ thái độ trung lập sang thái

độ ghét hay bênh vực người nào đó thì động cơ can gián đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.