CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 9

GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN

3

SẮC THÁI CỦA CƠN GIẬN

Khái niệm “giận dữ” được định nghĩa như dòng chảy

cảm xúc, đối tượng là con người được thể hiện qua lời nói

khó nghe, lời qua tiếng lại trong giao tiếp cũng như việc

làm… mang lại sự bực dọc, không ưa thích.

Cơn giận dữ biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau. Ví

dụ, góc độ giọng nói thì sự giận dữ được thể hiện qua lời

quát tháo, nguyền rủa tục tĩu, hăm dọa, hoặc lời đường mật

nhưng chứa lưỡi dao, mảnh chai hay gai nhọn bên trong mà

người giận dữ tặng đối phương. Biểu hiện không thiện cảm

về giọng nói làm giá trị, ý nghĩa mối quan hệ, giao tế bị tổn

thương, để lại vết hằn nội kết tạo khoảng cách ngày càng

nhân rộng. Nó có thể trở thành dãy núi Trường Sơn hay Vạn

Lý Trường Thành là tùy vào khả năng xử lý mâu thuẫn của

hai bên. Sự ứng xử thiếu khôn ngoan sẽ tạo ra hố ngăn cách

hoặc thiết lập thành hai đường ray xe lửa song song, sự nóng

giận sẽ thiêu đốt mối quan hệ tình người!

Theo nhà Phật, cơn giận dữ như ngọn lửa đỏ có thể thiêu

cháy tất cả. Ai nuôi dưỡng cơn giận dữ trong lòng là đang

tình nguyện đưa ngọn lửa vào thiêu đốt tâm thành tro bụi,

làm cho hành động mang tính hủy diệt và mối quan hệ giữa

tình người, kể cả với người thân trở thành nội kết khổ đau.

Trong mọi tình huống, nếu vô tình hay cố ý nuôi dưỡng cơn

giận dữ trong lòng, tức là đang từ bỏ niềm hạnh phúc, an vui

giữa mình với người. Sân hận và giận dữ là hai đối tượng

mà người con Phật cần tu tập để chuyển hóa. Chinh phục để

chiến thắng cơn giận mang lại hạnh phúc lâu dài trong tâm,

hành động và quan hệ giữa con người với nhau!

Nếu cơn giận dữ được biểu đạt bằng hình thức cử chỉ thì

da mặt tái mét, mắt đỏ ngầu, môi giật và máu dồn lên não

bộ hoặc nói lầm bầm, đập bàn ghế, xô ngã các vật dụng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.