GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
5
than đá thì tin chắc Ngài cũng ví nó như cục than đá. Than đá
bén lửa lâu nhưng sức cháy có thể giữ được từ giờ này sang
giờ khác. Người khéo kiềm chế lòng sân hận chúng ta khó nhìn
thấy qua sự biểu đạt lời nói, việc làm, cử chỉ, ứng xử, cách giải
quyết vấn đề nhưng họ có sự ức chế, nỗi đau thù hận lâu dài, tìm
cơ hội trả đũa. Có người suy nghĩ, nếu ai tạo nỗi đau cho tôi một
phần thì tôi sẽ làm cho người đó đau khổ mười phần, nếu người
nào làm tôi mất mặt trước quần chúng một lần thì tôi sẽ làm cho
người đó mất mặt suốt cả cuộc đời. Cơn sân hận ví như cục than
ngầm, nhằm nói lên tính cách thâm hiểm của người chưa chiến
thắng cơn giận dữ trong tâm.
Có trường hợp đức Phật so sánh cơn sân hận như đám
mây. Nó có thể che lấp bầu trời ánh sáng trí tuệ, nhận thức,
hành động của con người. Trong đạo Phật, mặt trời được ví
như đường dẫn đạo, sự xuất hiện của nó mang lại ánh sáng,
sự sống cho tất cả các hoạt động của người, vạn vật. Khi sân
hận che phủ mặt trời nhận thức thì có mắt mà không nhìn
thấy, có tai mà không nghe, các giác quan bị ức chế. Cho nên,
người sân hận có phản ứng dễ nổi loạn, xung đột hoặc làm
bất cứ việc gì để thoả mãn cơn giận. Tuy nhiên, ta càng thoả
mãn cơn giận thì khổ đau càng gia tăng, sự thoả mãn cái tôi
trong cơn giận không phải là giải pháp.
Sân hận còn được ví như sự phản kháng, làm tê liệt các
ý thức, nhận thức, nhiệt huyết để dấn thân và phục vụ, làm
băng giá lương tâm, chai sạn tình thương. Hậu quả là đối
tượng mất hết tình yêu thương, tha nhân thậm chí cả với
người gần gũi đã từng có những kỷ niệm đẹp. Sân hận trở
thành năng lượng hủy diệt, triệt tiêu và đẩy đối tượng vào
chân tường. Lúc đó, sự phản kháng của đối tượng có thể là
sự lựa chọn một mất một còn, nạn nhân của giận dữ được đặt
trên bàn cân mà không ai muốn khoan dung. Do vậy, sân hận
chính là ngọn lửa.