GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
7
phụ, khiến con người trở nên thụ động hoặc bạo động. Thụ
động tức là không còn màng đến cuộc đời, nhân tình thế thái,
làm tâm bị khô héo, rút lại, phản xạ các giác quan không còn
nhạy bén. Sự chạy trốn bế tắc cũng giống như con rùa rút đầu
và tứ chi vào mai để tạo cảm giác an toàn. Đó không phải là
giải pháp thích ứng với tình huống.
Người chọn giải pháp bạo động thì ngược lại, giống con rùa
lúc nào cũng đưa đầu và bốn chi ra bên ngoài để có thể kháng
cự, xung đột với đối tượng và làm những gì nó muốn hòng chiến
thắng hoàn cảnh. Nếu con rùa thò tứ chi ra bên ngoài, dĩ nhiên
khó có thể tránh khỏi những trường hợp nguy hại đến mạng
sống khi đối phương mạnh hơn, nguy hiểm hơn.
Như vậy, giải pháp thụt đầu vào trong hay thò đầu ra
trước tình huống sân hận theo cách thế đối đầu đều không
tốt. Bởi vì, một bên để lại nỗi buồn, tạo thành những cách
ứng xử tiêu cực, còn một bên để lại sự xung đột mà hệ quả
dẫn đến đổ vỡ, khổ đau cho mình và người.
Có thể định nghĩa sân hận như là cách làm nỗi đau bị
trương sình lên hoặc chìm đắm, chìm sâu vào vô thức. Nếu
không có bản lĩnh khắc chế nó sẽ thấm sâu vào tâm và để lại
nỗi đau lớn. Nỗi đau này trở thành nội kết, lặp lại nhiều lần
thành không gian ảo của phiền não, nghiệp trở thành sự cau
có, bực dọc trong ứng xử, khiến người ta có thể trút lên bất
cứ đối tượng nào khi có dịp tiếp xúc bằng nhiều cách.
Là người con Phật, phải có chánh niệm và tỉnh thức để
nhận biết được sự vận hành của sân hận. Nó có tác hại đối
với đời sống đạo đức, lương tâm, nhất là đối với sức khỏe,
tuổi thọ và giá trị tình người!
PHẢN ỨNG CỦA SÂN HẬN
Ở Trung Hoa có câu chuyện dân gian kể về một anh ngư