CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 12

6

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

Đức Phật đã nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng

môn khai”. Lửa sân hận nhen nhúm rất đơn giản, tưởng chừng

không có gì nguy hại nhưng thiêu đốt tất cả công đức đã gieo

trồng, những việc làm từ thiện, dấn thân trong cuộc đời, những

tình thương đã chia sẻ, phục vụ cộng đồng và xã hội, thiêu đốt

tất cả mối quan hệ tình người. Cơn giận dữ còn là quả bom làm

nổ tung tất cả nhịp cầu quan hệ giữa các quốc gia.

Ngành tâm lý học Phật giáo định nghĩa sân hận là một

phản ứng âm tính đối nghịch với những gì con người không

thích, không muốn hoặc không hài lòng. Con người nghĩ

mình là chủ thể bị tác động, ảnh hưởng, đâm chọc, hoặc bị

làm thương tổn… Sự phản ứng âm tính trong trường hợp này

được xem là cách thức làm tâm nổi phồng theo dạng bị viêm,

giống như viêm bao tử, gan... Sự trương phồng khiến người

ta cảm thấy rất nóng, ray rứt, khó chịu, bần thần, đau đớn. Do

đó, phải tìm cách giải thoát bằng thuốc giảm đau. Khi bế tắc,

nhiều người đã chọn giải pháp chạy trốn, tìm chốn hoặc lao

vào các cuộc truy hoan để tìm quên lãng.

Trong những cách làm giảm đau cơn sân hận, nhiều đấng

mày râu chọn giải pháp uống rượu hay hút thuốc lá hoặc

dùng những chất kích thích không tốt cho sức khỏe để giúp

quên đi cơn bực dọc, chán nản mà y không có giải pháp thoát

ra. Nhưng nên nhớ “mượn rượu giải sầu, sầu thêm nặng”.

Dùng rượu chè không phải giải pháp thoát ly cơn đau và

cũng không phải giải pháp làm cơn sân hận, bực tức giảm

xuống. Ngược lại, càng làm cơn đau trương phồng ở cấp độ

lớn hơn, nhiều hơn. Giống như người bị khát nước nhưng

lại uống nước biển hay nước muối. Dĩ nhiên, cơn khát sẽ gia

tăng sau khi đưa nước ấy vào cơ thể. Giải pháp đó có tác hại

lớn hơn giải pháp trốn chạy.

Tất cả những giải pháp chạy trốn đều có những phản ứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.