4
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
đập nát những gì đang có trên tay, hoặc biểu hiện bằng cách
giậm chân, nhổ nước miếng hay những biểu hiện thô bạo,
tấn công, bạo động, thậm chí muốn tiêu diệt người khác. Các
biểu đạt của sân hận là hành vi phiền não, nghiệp chướng và
khổ đau. Đệ tử Phật cần nhận diện biểu hiện của sân hận từ
thô đến tế. Đừng để sân hận len lỏi vào hơi thở, sự sống kể
cả trong ý nghĩ và việc làm, nhất là đối với người đang đi
trên con đường hướng thượng, tìm kiếm sự an lành lâu dài
hay vĩnh viễn.
Sân hận còn được biểu đạt dưới góc độ tính tình, thái độ ứng
xử, có thể là sự hiềm khích, bực dọc, im lặng, làm ngơ, dửng
dưng trước khổ đau của người khác, dù là người thương, người
thân đã từng chia sẻ niềm vui, nỗi khổ trong cuộc sống. Khi cơn
giận dữ xuất hiện, con người có thể trở nên chai sạn, bàng quan
trước những khổ đau, nhu cầu trợ giúp của người khác trong khi
chỉ cần mở bàn tay ra là có thể nâng đỡ, giúp người ta có được
chất liệu an vui và hạnh phúc lâu dài.
Kinh điển thường ví giận dữ như một cơn điên. Người
điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ,
việc làm gây thương tổn bản thân và người khác. Người giận
dữ càng lưu giữ thái độ này lâu chừng nào thì sẽ chia chẻ
mảnh đất tâm nhiều chừng đó. Giận dữ chính là cơn điên giết
chết tình thân, làm biến dạng thái độ, lời nói, việc làm, khiến
bạn thành thù, tốt thành xấu. Khi không tự chủ cơn giận,
có thể có những việc làm vi phạm luật pháp. Chẳng hạn,
trong cơn ghen tức có thể tạt axit, đâm chém, xúi bậy người
gây bạo động, khủng bố đối phương. Giận dữ có thể do mâu
thuẫn ý thức hệ tôn giáo, chính trị, những va chạm quyền lợi.
Trong lịch sử nhân loại đã từng diễn ra và hiện tại, tương lai
có thể sẽ còn diễn ra.
Đức Phật ví sân hận như cục than ngầm. Nếu thời đó có