việc thay tôi. “
Bà Larisa nhìn tôi hồi lâu rồi nói một câu tiếng Nga. Tất nhiên là tôi không
hiểu gì cả.
“ Vợ tôi khen chiếc áo dài của cô thật đẹp và giàu nữ tính, “ ông Antonov
nói “ Bà ấy muốn có một chiếc áo như thế. Không biết cô Bích Ly có sẵn
lòng giúp đỡ hay không? Mới gặp nhau lần đầu mà đã nhờ vả tôi thấy áy
náy vô cùng. “
“ Rất sẵn lòng, “ tôi nói “ Nếu chị thích tôi sẽ đưa chị đến một cửa hiệu
chuyên may áo dài. Ở đấy có sẵn các loại vải với đủ màu sắc khác nhau,
chúng ta sẽ dễ dàng chọn lựa mẫu vải thích hợp. Chị sẽ ở lại Việt Nam bao
lâu? “
“ Một tuần. “ ông Antonov dịch lời của vợ.
“ Tôi sẽ hối thúc họ làm thật sớm để chị có chiếc áo dài mang về nước. “
tôi nói.
Bà Larisa gật đầu cám ơn tôi. Anh khui chai sâm panh ướp lạnh, nút chai
vọt lên chạm đến trần nhà. Anh rót rượu ra bốn chiếc cốc. Sau đó mọi
người cùng nâng cốc và uống một ngụm nhỏ. Anh kể tên từng món, cách
chế biến và cách thưởng thức chúng. Bà Larisa vừa lắng nghe vừa đưa mắt
nhìn những món ăn tỏ vẻ rất thích thú. Tôi gắp miếng chả giò cho vào bát
của bà và giục bà nếm thử.
“ Ngon lắm! “ bà Larisa gật đầu, nói “ Tôi không ngờ món ăn Việt lại ngon
như thế này. “
Bà Larisa nếm thử tất cả các món và đều rất vừa ý. Bà tỏ vẻ thán phục tài
nội trợ của tôi. Uống hết cốc sâm panh, anh mang chai cô nhắc năm sao ra
đãi khách. Riêng tôi chỉ uống sâm panh. Tôi không uống được rượu có
nồng độ cao.
Ông Antonov nhấp một ngụm cô nhắc:
“ Có một dạo ở các cửa hàng rượu nước tôi có bày bán rượu đế Hiệp Hòa
của các bạn với cái giá khá đắt, thậm chí còn đắt hơn cả rượu Vốt ca. Tôi
đã có dịp uống thử và phải thật lòng thú nhận là rượu của các bạn không
ngon lắm. Có vẻ nghệ thuật chưng cất rượu của các bạn không cầu kỳ và
phức tạp như rượu của chúng tôi. Các bạn biết rồi, rượu Vốt ca Nga nổi