việc đúng.
Bà Bính là chị ruột của bà ngọai tôi. Chồng và con của bà đã hy sinh thời
chiến tranh nên giờ bà chỉ còn một thân một mình. Sau khi bà ngoại tôi mất
thì bà chỉ còn vài người thân là mẹ tôi, dì Năm và cậu Tư ở dưới quê. Vì bà
Bính là họ hàng lại không nơi nương tựa nên mấy chị em của mẹ tôi đã
nhận là sẽ thay phiên nhau nuôi bà cho đến cuối đời.
Thế là bà Bính cứ đến ở nhà dì Năm vài tháng đôi ba năm rồi lại đến nhà
mẹ tôi vài năm nữa, rồi nhà cậu Tư ở dưới quê...Cuộc sống cuối đời của bà
lão nhỏ bé đó cứ trôi qua trong gia đình ba chị em của mẹ tôi. Gọi là nuôi
chớ thực ra bà Bính như một u già hay là người giúp việc không công mà
thôi. Tất cả mọi công việc, từ dọn dẹp nhà cửa cho tới trông con giữ cháu
đều qua tay bà. Nhưng có lẽ công việc bà Bính làm tốt nhất là trông nom
dạy dỗ đám trẻ con chúng tôi. Ngoài tính thật thà, hay lam hay làm thì ai
cũng phải khen bà mát tay khi chăm sóc đám nhỏ. Đối với trẻ con chúng tôi
bà có một tình cảm yêu thương trìu mến vô cùng. Với bà thì ở nhà ai, hay
con cái ai không quan trọng, miễn là được chăm sóc những đứa cháu mà bà
luôn coi như con đẻ của mình. Anh em chúng tôi lúc nhỏ hay lũ con đông
đảo của dì Năm hay cậu Tư đều được bàn tay gầy guộc nhưng tràn đầy tình
yêu thương trìu mến của bà chăm sóc. Cha tôi thường nói đùa rằng không
ai chăm bẵm chúng tôi bằng bà Bính, kể cả mẹ tôi. Dù không ưa bà Bính
thì ngay cả mẹ tôi cũng phải gật đầu đồng ý như vậy.
Mấy năm gần đây, bà Bính ở dưới quê để phụ cho dì Năm nuôi đàn con
đông đảo đến sáu đứa của dì trong khi dượng Năm bỏ đi biền biệt. Nghe
nói là đi theo một người đàn bà khác. Khi đám con của dì Năm đều lớn cả
thì bà Bính lại đến nhà cậu Tư để giúp chăm lo cho một đàn con lít nhít
đông không kém của cậu. Ngôi nhà của cậu Tư vốn trước kia là nhà của bà
Bính. Nhưng thân già neo đơn, một thân một mình nên bà đã cho cậu Tư
ngôi nhà đó để cậu cùng với cái gia đình đông đảo của cậu ở. Nhưng cậu
Tư qúa nghèo nên không dư dả để nuôi thêm một miệng ăn nữa, mà đám
con đông đảo của cậu ở dưới quê thì như những cây sung cây súng ngòai
đồng, chẳng chăm thì cũng lớn như thổi nên cũng chẳng cần người chăm
sóc. Thế là bà Bính trở thành người thừa và bơ vơ trong chính ngôi nhà của