Tại sao dưa hấu có thể biến thành đạn pháo?
Dưa hấu có thể so sánh với đạn pháo được chăng? Không phải là anh
đang pha trò đấy chứ? Dưa hấu là một trong những loại quả dễ vỡ nhất,
thậm chí dùng nắm tay đập vào nó cũng vỡ ra thành nhiều mảnh, nước chảy
tung toé. Làm sao dưa hấu có thể biến thành đạn pháo được?
Trên thực tế có thể làm được như vậy. Nếu có người đứng bên đường
ném quả dưa hấu vào ô tô đang chạy với tốc độ 110 km/giờ, dưa hấu sẽ đập
vào kính xe và lập tức làm cho kính xe vỡ vụn.
Khi vật thể chuyển đ̕ược chiều nhau thì vận tốc cũng ngược chiều nhau.
Giả sử tốc độ của quả dưa hấu khi được ném đi là 10 km/giờ thì tốc độ giữa
quả dưa hấu và ô tô là 120 km/giờ. Dưa hấu bay nhanh vào ô tô với tốc độ
chuyển động lớn, tạo ra lực va chạm lớn. Ngoài ra, uy lực của quả đạn pháo
dưa hấu tỷ lệ thuận với trọng lượng của nó, trọng lượng càng lớn thì sức sát
thương của nó càng tăng. Một quả dưa hấu có trọng lượng là 02 kg, bay với
tốc độ là 120 km/giờ, thì sẽ tạo ra sức tàn phá tương đương một quả đạn
pháo. Các hiện tượng tương tự có rất nhiều. Ví dụ, con chim đang bay trên
trời đâm vào máy bay thì con chim bé nhỏ đó sẽ biến thành một viên đạn
chọc thủng vỏ và kính của máy bay, tạo thành lỗ thủng trên máy bay. Có
một số bạn nhỏ đùa nghịch cầm đá ném vào các đoàn tàu hoả đang chạy
trên đường ray. Những viên đá nhỏ này sẽ biến thành những viên đạn có uy
lực lớn làm vỡ kính tàu hoả, làm bị thương hành khách ngồi trên tàu.
Tính tương đối giữa các chuyển động cùng chiều có thể biến những viên
đạn có tốc độ cao trở thành vật vô hại. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ
nhất, một viên phi công người Pháp khi đang bay nhìn thấy bên cạnh máy
bay của mình có một vật rất nhỏ bay cùng. Anh ta lấy làm lạ liền đưa tay
bắt lấy thì ra đó là một đầu đạn đang bay. Quân địch bắn anh ta từ phía sau,
do máy bay và viên đạn bay cùng chiều, nên khi bay đến ngang máy bay thì
tốc độ viên đạn tương đương với tốc độ của máy bay, tốc độ tương đối giữa