CHUYỆN XƯA TÍCH CŨ
Sơn Nam & Tô Nguyệt Đình
www.dtv-ebook.com
Ông Tổ Làm Da Ở Việt Nam
Vào thời nhà Mạc (năm 1852) ở Trúc Lâm tổng Phan Xá, tỉnh Hải Dương có ông
Nguyễn Thới Trung, thuộc phái văn quan, được vua Mạc Đăng Dung cử theo phái đoàn
đem lễ vật sang cống hiến ở Yên Kinh.
Lúc qua Hoàng Châu, một thắng cảnh của nước Tàu, ông Nguyễn Thới Trung thấy
dân chúng địa phương lấy da thú vật đem thuộc rồi làm giày da thú đem thuộc rồi làm
giày dép mà mang. Ông rất hoan hỉ xin với người Tàu học nghề đó, người Tàu muốn giữ
bí mật nhà nghề nên nhất định không dạy.
Không nản chí, đợi cống hiến lễ vật xong, bận trở về ông cải dạng làm người Tàu,
trà trộn sống chung với họ. Ở Hoàng Châu được một năm, ông đã thông thạo nghề thuộc
da. Bấy giờ ông vội vã về nước, đem nghề thuộc da dạy nghười làng Trúc Lâm.
Ban đầu không ai tin ông thành công, dần dần ông cố công thuộc thành những tấm
da tốt, rắn chắc, không có mùi hôi. Ông còn dạy người ta cách thức đóng giày. Chẳng
bao lâu, dân chúng ở các làng kế cận được phái đến học nghề rất đông. Vài năm sau, cả
nước đều biết tiếng. Riêng làng Trúc Lâm, nhờ nghề thuộc da mà trở nên giàu có, ông
Nguyễn Thới Trung được mọi người tôn làm ông Tổ nghề thuộc da ở Việt Nam. Sau khi
ông chết, dân chúng lập đền thờ ở làng Trúc Lâm, hằng năm có làm lễ tế rất trọng thể.
Lộc Giác chơn nhơn
Sách Hội Chân biên chép lại:
Ở tỉnh Cao Bằng, có anh tiều phu rất hiền
hậu mà cũng rất nghèo. Anh ta có bà mẹ tuổi
đã cao. Một hôm mẹ tỏ ý thèm sữa nai.