tiết liệt làm đầu, thế mà nàng không khéo giữ gìn cho trọn vẹn thì xấu hổ biết bao nhiêu,
chỉ còn có cái chết mới tỏ được nỗi oan tình.
Nghĩ vậy, nên nàng đi ra bờ sông gieo mình tự vận. Cả làng hay tin, tìm vớt xác của
nàng lên, xác vẫn tươi tỉnh, khí sắc như thường, ai cũng lấy làm thương tiếc.
Đêm đến, Đản đang ngồi trong lòng cha, vùng trỏ lên vách, kêu to:
- Kìa, cha của Đản đến kia kìa.
Chàng Trương nhìn lên vách, thấy bóng mình phản chiếu ánh đèn dầu in lên đó.
Bấy giờ chàng mới hiểu rõ nguồn cơn, lòng vô cùng hối hận vì đã nghi oan vợ mình.
Mọi việc đã lỡ, còn biết làm sao? Chàng Trương đành đem con ra bờ sông bày lễ
cúng tế để giải oan cho người vợ trung trinh tiết liệt.
Tục truyền, Vũ Nương chết đi, được thành tiên, có về báo mộng cho chồng. Dân
làng cảm gương tiết nghĩa nên lập miếu thờ Vũ Nương ở bờ sông tục gọi là miếu
“Người thiếu phụ Nam Xương”.
Đến sau, lúc qua sông, vua Lê Thánh Tôn có làm bài thơ cám cảnh như vầy:
Nghi ngút đầu ghềnh khói tỏa hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ,
Làn nước chi lo lụy đến nàng.
Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chăng lọ mấy đàn tràng.
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
Chuyện cây đa bến cũ