James M. Lindsay - Randall B. Ripley
CIA được tái tạo thế nào?
(7)
Đối với một số nhà quan sát, rõ ràng có sự chống đối ở sâu trong cơ
cấu CIA. Ví dụ, một nữ quan chức theo dõi điệp viên đã phát đơn kiện
về việc cô ta cảm thấy bị phân biệt đối xử vì lý do giới tính, và nói rằng
CIA tiếp tục là một pháo đài của những người đàn ông da trắng
sôvanh (Đài Phát thanh quốc gia 1994).
Dù chưa bàn đến tính chân thực của lời khẳng định ấy, ta thấy việc đề bạt,
cất nhắc phụ nữ và người da mầu trong CIA đã tăng chậm từ năm 1985 đến
năm 1994. Giám đốc Woolsey thừa nhận rằng các nhóm thiểu số vẫn còn
có ít đại diện trong lực lượng lao động của CIA và việc đề bạt phụ nữ và
các nhóm thiểu số vẫn còn hạn chế, nhưng nói rằng ông dự định cải thiện
tình hình đo trong nhiệm kỳ của mình (trích Weiner 1994a).
Khi Deutch nhận nhiệm vụ Giám đốc, ông đã cố gắng một cách có phối
hợp để sắp xếp phụ nữ vào các vị trí cao trong cộng đông. Ông đã cử một
phụ nữ làm giám đốc điều hành và tăng thêm nhhiều quyền cho chức vụ
này và lần đầu tiên, một phụ nữ được chọn đứng đầu một vụ (Vụ khoa học
và công nghệ).
Những căng thẳng về văn hoá giữa các nhà phân tích và các quan chức theo
dõi điệp viên là khúc mắc khó gỡ hơn cho Woolsey và Deutch. Trong chiến
tranh lạnh, đặc tính văn hoá nổi trội trong CIA đã có lợi cho mặt hoạt động
bí mật của công tác tình báo: do thám Liên Xô và tiến hành các hoạt động
bí mật mạnh mẽ chống lại các đại diện của họ tại các nước khác. Trái lại,
một vài người lãnh đạo ban đầu của CIA tỏ ra coi thường các nhà phân tích
có bằng cấp tiến sĩ trong khi ưa thích các quan chức khoẻ mạnh làm việc ở
nước ngoài, những người tuyển dụng điệp viên và (ít nhất là trong huyền
thoại) những người leo tường miệng ngậm dao găm vào ban đêm. Các nhà
phân tích và các quan chức theo dõi điệp viên đi hai con đường chuyên
nghiệp khác nhau, tư duy màu xám của một bên và hành động đẫm máu
của bên kia trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản.