Hồi âm của điều đó đến giờ vẫn còn có thể thấy vào dịp rước kiệu. Người
ta lấy gấm Trung Hoa, thảm treo, vải dệt chỉ vàng và khảm đá quý, có hình
thêu tay trang hoàng các cỗ kiệu. Thời xưa, nhiều họa sĩ nổi tiếng đã tham
gia trang hoàng kiệu. Vẻ tráng lệ vốn có của thời Momoyama 11 giờ nằm
cạnh những kỳ vật hải ngoại - những của hiếm của các nước thông thương
với Nhật Bản.
Ở một vài cỗ kiệu người ta còn đặt cả cột buồm của những hải thuyền
được giấy phép giao thương với nước ngoài. Âm nhạc trong dịp lễ Ghion
chỉ lúc thoạt nghe là có vẻ thô sơ, chứ thực ra còn có hai mươi sáu cách
diễn tấu nữa. Ngoài ra, người ta tìm thấy ở đó nhiều nét chung với nhạc
đệm trong các vở diễn mibu kioghen 12 và với nhạc gagaku 13.
Tối hôm trước lễ là lúc người ta đang dùng những tràng đèn lồng nhỏ
trang hoàng kiệu, các nhạc công thì chơi rõ to.
Mặc dù đám rước không đi qua những khu phố Kyoto nào nằm rải từ cầu
Đại lộ thứ tư về phía đông nhưng cả ở vùng ấy nữa bầu không khí vui vẻ
cũng ngư trị khắp nơi, đấy là chưa kể đến khu vực xung quanh chùa
Yaxaka.
Gần tới cầu, đám đông xô đẩy Chieko và nàng bị tụt lại sau Naeko một
chút.
Nàng vẫn không sao quyết được: chia tay Naeko ở đây chăng, hay đi với
chị ấy đến tận nhà? Rồi bỗng dưng nàng cảm thấy mối tình cảm nồng nàn
trước cô gái kia đang dâng lên trong tâm hồn...
- Kìa tiểu thư, tiểu thư Chieko! - Ra là Hideo gọi giật Naeko lại ở ngay
lối lên cầu. - Tiểu thư đi chơi đêm trước lễ đấy ư? Đi một mình à?
Naeko dừng lại, lúng túng. Song cô không ngoảnh lại nhìn, cũng không
ra ý đưa mắt tìm kiếm Chieko.