các mẫu ông vẽ so với thời ấy cũng quá khác thường, nên không hòng gì
một thành công về mặt thương mại.
Cha Takichiro - ông cụ Takichibe - lặng thinh quan sát những bản vẽ tập
dượt của ông. Trong hãng buôn thiếu gì họa công riêng, rồi cả các họa sĩ
ngoài nữa để làm phác thảo họa tiết cho các loại vải hoàn toàn hợp thị hiếu
thời bấy giờ. Nhưng khi cậu Takichiro không lấy gì làm thiên phú lắm, mà
người ta tin rằng cũng chả thành đạt được gì, đi tìm cảm hứng trong á
phiện, thì người cha, vốn đã phát hiện ra những phác thảo bất thường đến
quá quắt cho loại lụa in hoa iudgen của cậu, ngay lập tức gửi con trai vào
bệnh viện chuyên khoa tâm thần. Đến những năm doanh nghiệp chuyển
sang tay Takichiro thì những phác thảo trước kia có vẻ như kỳ quặc nay
được xem là rất bình thường, và ông ngậm ngùi tiếc, nghĩ đến việc hồi
trước đã không đưa được chúng vào kinh doanh. Thế nên giờ đây ông sống
ẩn dật trong chùa, hy vọng nguồn cảm hứng sẽ chiếu cố đến ông.
Sau chiến tranh, hoa văn trên kimono biến đổi rất nhiều, và nhớ lại
những phác thảo kỳ quặc của mình do độc tố á phiện gợi ý, giờ đây
Takichiro có thể liệt chúng vào loại hình phong cách mới, trừu tượng cũng
nên. Song ông cũng đã ngoài năm mươi tuổi đầu, liệu có nên quay về với
mềm đam mê thời trai trẻ không?
"Hay ta cứ thử vẽ theo phong cách cổ điển". - ông lẩm bẩm, không nhằm
vào ai hết. Trước mắt ông, mẩu vải của những năm tháng đã qua lần lượt
hiện lên nối tiếp nhau. Trong ký ức ông còn lưu giữ hoa văn, màu sắc bao
nhiêu mặt hàng, trang phục. Lúc dạo chơi khắp các khu vườn danh tiếng ở
Kyoto, khắp các vùng ngoại ô thành phố, ông thường ký họa, mong có dịp
sử dụng đến khi cần khối màu cho hàng may kimono.
Khoảng gần trưa Chieko đến chỗ chùa Takichiro ở ẩn.
- Cha ạ, con mua tofu 1 ở quán "Morika" cho cha đấy. Cha ăn nhé?