Tôi vỗ vai lão ta, nói: "Đồng chí Dương kính mến, từ hôm nay trở đi,
chúng ta sẽ cùng hội cùng thuyền. Kính mong cụ quan tâm nhiều hơn!"
Lão ta phẩy tay tôi ra như phẩy ruồi, nhỏ giọng uy hiếp: "Họ Hồ kia,
chúng ta việc ai nấy làm! Sau khi đến được nơi cần đến, bay lập tức cút
ngay cho ta. Nếu làm lỡ việc lớn của ta, đừng trách ta không nể mặt lão già
họ Tang kia."
Tôi coi lời lão lão như gió thoảng qua tai, chẳng thèm cãi lại câu nào,
mà chỉ gọi Tiểu Triệu mở thêm hai bình rượu lâu năm chiêu đãi mấy người
A Thiết thúc, khiến cho Dương Nhị Bì tức giận đến mức không thở nổi.
Cờ hiệu của A Thiết thúc được kế thừa từ Thiết Mã Bang thời nhà
Thanh, chuyên vận chuyển "hàng cấm". Hàng cấm là loại hàng hóa mà
những đội ngựa thồ bình thường không dám nhận chuyển, ví như súng ống
đạn được hoặc là thuốc phiện. Nghe nói lúc mới giải phóng, ở khu vực Vân
Quý trộm cướp nhiều như rươi, là cái nhọt độc trong tâm can chính quyền
địa phương. Có một đội giải phóng quân lên núi tiêu diệt nhưng bất thành,
bị đám tội phạm vây chặt trong vùng rừng thiêng nước độc, không thoát ra
được. Thời ấy, nơi đó còn chưa được sát nhập, là một khu vực không có
người quản lí, không một ai dám tới gần. A Thiết thúc chủ động xin đi giết
giặc, dẫn anh em trong đoàn ngựa thồ lén trèo lên từ sườn đồi phía sau, đưa
đạn dược đến tay giải phóng quân, đánh một trận phá vây đẹp mắt.
Bởi đã từng tham gia tiễu phỉ ở địa phương, tôi thừa hiểu sự gian khổ
của việc này, cho nên trong lòng đã bắt đầu nảy sinh sự kính nể đối với
người đàn ông có vẻ ngoài thô lỗ này. Tuy rằng mặt mày dữ dằn, nhưng A
Thiết thúc lại trăm phần trăm là một người đàn ông chân chính. Hai người
chúng tôi trò chuyện với nhau rất hăng say, thiếu chút nữa đã kết nghĩa làm
anh em ngay tại chỗ.
Vào ban đêm, sau khi cơm đã no, rượu đã say, A Thiết thúc dẫn tôi,
Bốn mắt cùng với Dương Nhị Bì mặt mày bí xị như đang mắc tiểu, đi tới