CÔ GÁI NĂM ẤY CHÚNG TA CÙNG THEO ĐUỔI - Trang 243

Làm sao giờ? Tôi nghĩ đi nghĩ lại, nếu viết bừa một bài luận tầm tầm

xoàng xĩnh cho quá, thì thà viết thứ gì đấy thú vị còn hơn. Đúng thế, các
giáo sư trong khoa Xã hội học chẳng phải đều rất thông minh, rất dí dỏm
hay sao?

Vậy là tôi viết thiên tiểu thuyết đầu tiên trong đời mình… sáu chương

đầu của Quả bom sợ hãi, lấy tiếng là mang nhiều ý nghĩa xã hội, để nộp
thay bài luận học thuật. Nội dung tiểu thuyết này kể về một sinh viên đại
học, một sớm tỉnh dậy chợt phát giác ra mọi âm thanh, ngôn ngữ, văn tự…
mọi ký hiệu tượng trưng ở xung quanh mình đều mất đi ý nghĩa vốn có, văn
tự biến thành những con sâu vặn vẹo, âm thanh hóa thành những tạp âm
không theo quy tắc. Trong sự hoảng sợ vô cùng vô tận, người sinh viên này
đã xác nhận lại khả năng quy thuộc của những ký hiệu ấy. Đấy là một tiểu
thuyết khoa học viễn tưởng kinh dị theo phong cách của Ito Junji.

Tôi càng viết càng thấy tâm đắc, không thể tự thoát ra được, còn chú

thích vào phần tư liệu rằng đây là một series các câu chuyện mang ý thức
xã hội, gọi là bệnh sợ hãi thành thị, thậm chí viết cả tên tiểu thuyết dự kiến
sáng tác trong sáu tháng, cùng kế hoạch xuất bản trong ba năm tới.

Đến ngày thi viết, các vị giáo sư chẳng hiểu sao, người nào cũng nhìn

tôi tủm tỉm cười trộm. Không biết họ cảm nhận được sự hài hước trong tiểu
thuyết Quả bom sợ hãi hay hôm ấy trên người có mấy con bọ chét nữa.

“Kha Cảnh Đằng, mấy trang tiểu thuyết em nộp cho chúng tôi là

nghiêm túc chứ?” Một vị giáo sư trầm ngâm nhìn tôi.

“Cực hay đó thầy! Mặc dù còn chưa viết xong, nhưng đã có thể nhìn

thấy tiềm chất ý nghĩa xã hội trong đó rồi, em phát hiện ra thực hành môn
xã hội học trong việc sáng tác tiểu thuyết thật sự rất là hay…” Tôi thao thao
bất tuyệt giải thích.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.