Rốt cuộc, tôi cũng có được mộng tưởng chân chính của mình: trở
thành vua kể chuyện.
Cuống rốn truyền chất dinh dưỡng giữa người sáng tác và câu chuyện,
là rất nhiều rất nhiều sự bổ khuyết của chính tôi. Một đoạn ngắn, hay cả tác
phẩm hoàn chỉnh; một cách tự giác, hay vô ý thức; để phô diễn hay là vì sứ
mệnh.
Tôi đem tình cảm với Thẩm Giai Nghi, từng chút từng chút viết vào
những tiểu thuyết kiểu như Nguyệt lão, rồi lại đem tên của rất nhiều bạn bè
thân cho vào trong các câu chuyện, là để lưu giữ kỷ niệm. Và tôi biết, rồi
một ngày kia, tôi sẽ đưa tuổi trẻ của đám bạn bè chúng tôi và Thẩm Giai
Nghi vào một bộ tiểu thuyết quan trọng nhất.
Thiên tiểu thuyết này không còn là tiểu thuyết nữa, mà là một bản ghi
chép chân thực đọc hay hay. Như các bạn thấy đấy.
Có người nói, muốn biết cuộc đời một người tốt lành hay không, thì
phải xem giác ngộ của người ấy khi trút hơi thở cuối cùng, dường như kết
cục mới là tất thảy, mọi điều trong quá khứ đều không tính đến vậy. Liên
tưởng đến việc sáng tác tiểu thuyết, ở một mức độ nào đó, tôi đồng tình với
cách nói này: kết cục rung động lòng người có thể gắn cho câu chuyện đôi
cánh mềm mại mà vững chắc, đưa hàng vạn trái tim cùng bay cao ở bước
ngoặt cuối cùng.
Tôi có thói quen dựa vào khả năng hiểu rõ kết cục của câu chuyên để
suy diễn một cái kết có sức hút, cũng như các nhân tố cần phải có, rồi cả
việc sắp xếp tiết tấu cho từng phân đoạn của câu chuyện… tỉ như ai cần nói
câu gì để làm dẫn ý cho đoạn sau, ai làm việc gì sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến quyết định của nhân vật chính… vân vân.
Nhưng bản ghi chép lại tuổi trẻ này, chính vì hy vọng có thể tràn đầy
sự chân thực, đâm ra thiếu mất kết cục, khiến tôi không có cách nào nhìn