thường lệ tờ Times nơi ông làm trước đây để ở trên cùng, ông đọc lướt
nhanh qua, chẳng thấy gì đáng chê trách, rồi tiếp tục xem báo Guardian. Kế
tiếp là tờ Independent. Rồi sau cùng là nhật báo Daily Telegraph.
“Chết tiệt,” ông nói thật khẽ. “Chết tiệt, chết tiệt, chết tiệt thật.”
Ban đầu báo chí lúng túng chẳng biết phải gọi đó là vụ việc gì. Họ thử gọi
là Chuyện Madeline Hart, nhưng đề tài đó dường như quá hạn hẹp. Cũng
như vậy với cái tít Fallon Đại bại được ưa chuộng trong vài giờ, hay đề tài
Điện Kremlin có Liên can được hưởng một thời gian ngắn ngủi phát đi trên
Đài ITV. Cuối buổi sáng Đài BBC đã tóm gọn lại với tiêu đề chuyện Phố
Downing nhạt nhẽo vô vị nhưng lại đủ rộng để bao hàm toàn bộ các loại tội
lỗi. Các báo chí còn lại nhanh chóng đồng tình hưởng ứng, và một vụ bê
bối phát sinh.
Phần lớn thời gian trong ngày hôm ấy, nhân vật trung tâm của vụ việc
là Thủ tướng Jonathan Lancaster vẫn cứ thinh lặng một cách kỳ lạ. Cuối
cùng lúc sáu giờ tối hôm đó, cánh cửa đen xì của số Mười mở toang ra, và
Lancaster xuất hiện một mình để đối diện với đất nước. Giọng ông ta đầy
vẻ ăn năn hối hận, nhưng đôi mắt vẫn ráo hoảnh và ông vẫn vững vàng,
ông ta công nhận đã dại dột dan díu trong một thời gian ngắn với một phụ
nữ trẻ làm ở tổng hành dinh của đảng, ông còn thừa nhận đã giữ lại làm
việc một đặc vụ tình báo nước ngoài để tìm kiếm phụ nữ trẻ ấy sau khi cô
ta biến mất, ông đã không đúng đắn khi che giấu thông tin không báo cho
giới chức thẩm quyền của Vương quốc Anh, và đã trả mười triệu euro tiền
chuộc bị cưỡng đoạt, ông khẳng định không một lúc nào từng tình nghi phụ
nữ trẻ ấy thật ra là một điệp viên gốc Nga làm nhiệm vụ ăn nằm. Cũng
chẳng hề nghi ngờ vụ cô ta mất tích là một phần của một âm mưu khéo dàn
dựng và chỉ huy bởi một công ty năng lượng thuộc sở hữu của Điện
Kremlin để giành được quyền khoan dầu ở Bắc Hải. Ông nói đã đồng ý cấp
giấy phép cho công ty Volgatek theo đề xuất của trợ lý và trưởng ban tham