Vừa mở ra đã thấy, là thư mời đến dự hội nghị nghiên cứu và thảo luận
ngữ pháp Hán ngữ do một trường đại học nào đó ở thành phố bên đứng ra
tổ chức, thời gian là tháng sau, mời cô đến tham luận tại hội nghị.
Gần hai năm nay, thư mời như thế này, không biết cô đã từng nhận được
bao nhiêu. Mỗi lần nhận được, cha Đỗ Vi Ngôn đều trêu đùa cô nói:“Con
đấy, chỉ cần dựa vào mấy công trình ngôn ngữ này thôi, cũng đủ cơm ăn cả
đời rồi.”
Cô hiểu ý tứ của cha, một mặt đương nhiên là có vài phần tự hào về con
gái; Mặt khác, lại nhắc nhở thúc đẩy cô, trong việc nghiên cứu không nên
giẫm chân tại chỗ, không tìm tòi phát triển.
Đỗ Như Phỉ, cha của Đỗ Vi Ngôn là một chuyên gia về nhân loại học
tiếng tăm lừng lẫy của đại học A, yêu thích nhất là chụp ảnh, mỗi ngày đều
vác máy chụp ảnh to to nho nhỏ và giá ba chân bôn ba khắp nơi từ thành thị
đến nông thôn. Hai năm trước về hưu, bởi vì ảnh hưởng của đam mê này,
ngay cả phương hướng nghiên cũng đã chuyển thành tín ngưỡng dân gian,
hơn nữa không chỉ một lần than tiếc:“Chao ôi, nghiên cứu tín ngưỡng tôn
giáo dân gian sớm vài năm thì tốt rồi. Việc này rất tốt, việc này rất có ý
nghĩa.”
Mẹ cô mất sớm, để thuận tiện cho công việc, bản thân mình ở nội thành,
mà cha già lại một mình sống trong một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô thành phố
Thiên Doãn, trồng hoa làm cỏ, rời nhà du ngoạn, đã chơi là chơi hết mình.
Cô liền khuyên Đỗ Như Phỉ :“Cha, cha có thể hứng thú ham thích chơi đùa,
nhưng nhất thiết không được liều mạng như trước.”
Rất nhiều người lần đầu tiên nhìn thấy Đỗ Vi Ngôn, đều cảm thấy nữ
sinh khuôn mặt thoạt nhìn còn có chút trẻ con này, có thể làm việc ở viện
nghiên cứu thông tin ngôn ngữ, ít nhiều gì cũng là nhờ quan hệ của cha.
Mỗi lúc như vậy, cho dù tính cách Đỗ Vi Ngôn rất hòa nhã, cũng sẽ không
nhịn được mà có chút tức giận.