sự kiện như thế này:
Mọi người đều biết 1+1=2, nhưng chỉ có mình Trần Cảnh Nhuận tiếp cận
tốt nhất, chứng minh giả thuyết Goldbach và đoạt được viên ngọc trên
vương miện toán học.
Đỗ Vi Ngôn ở trong luận văn miêu tả phương ngôn điền tộc, chính là
một loại ngôn ngữ gần như thần tích. Cô nói rằng, bất kể là hệ ngôn ngữ
nào, hệ ngôn ngữ Ấn Âu, hệ ngôn ngữ Hán Tạng, hệ ngôn ngữ Phi-Á……
Đặc thù và kết cấu của mỗi một loại ngữ hệ, đều có thể tìm được ở trong
ngôn ngữ điền tộc.
Giống như bình luận của một tạp chí ngôn ngữ nước ngoài nổi tiếng có
uy tín:
“Trời ơi! Phát hiện ra loại ngôn ngữ này, giống như là chúng ta tìm được
một hạt mầm ngôn ngữ– sau đó, bất kể một loại ngôn ngữ nào của nhân
loại đều từ một tế bào của nó mà tiến hóa lên. Nó giống như là thượng đế
của ngôn ngữ.”
Từ trên tạp chí ngôn ngữ học nghiêm ngặt và chặt chẽ như vậy tìm được
một bình luận gần như duy tâm, quả là một kỳ tích.
Đương nhiên, ý nghĩa quan trọng nhất trong học thuật của ngôn ngữ điền
tộc là ở chỗ, nó dùng phương thức tiếp cận ngược, chứng minh giả thiết Lý
thuyết ngữ pháp tạo sinh của Noam Chomsky.
Trong quá khứ, các học giả đã nỗ lực đem hết ngôn ngữ này đến ngôn
ngữ khác, giống như là nhồi cho vịt ăn, nhét vào trong giả thiết này, sửa
chữa, chứng minh không ngừng. Mà ngôn ngữ điền tộc, lại ngược với dòng
ý nghĩ trên, nó bao hàm tất cả các yếu tố ngôn ngữ mà hiện nay mọi người
có thể nghĩ đến. Sự tồn tại của nó, đủ để chứng minh, ngữ pháp tạo sinh, đã
không còn là giả thiết nữa, mà đã được chứng minh bằng các lý luận khoa
học.