Bởi vì cô có thể hoàn toàn, không đỏ mặt chút nào mà nói, bản thân
mình có thể vào căn cứ phương ngôn quốc gia này, chính là bởi vì bài luận
văn “Nghiên cứu nguyên bản phương ngôn điền tộc” tự mình làm kia.
Kết cấu của bài luận văn này, được thiết lập dựa trên nền tảng cơ sở lý
thuyết ngữ pháp tạo sinh của Noam Chomsky.
Lý thuyết ngữ pháp tạo sinh có một quan điểm cực kỳ quan trọng, đó
chính là ngôn ngữ của toàn nhân loại đều có điểm chung, nó không chỉ ra
cụ thể là ở phần phát âm hay ngữ pháp, mà chỉ ra mỗi một loại ngôn ngữ,
đều có một điểm chung nào đó thuộc về tầng sâu nhất.
Sau khi lý thuyết này xuất hiện ở phương Tây, đã nhanh chóng phổ biến
ra toàn thế giới, có rất nhiều người tranh cãi, nhưng đa phần những người
còn lại là đồng ý tán thành. Đặc biệt là những người có tôn giáo tín ngưỡng,
cho rằng lý thuyết này mới có thể nghiệm chứng giả thiết trong “Thánh
Kinh” , rằng trước kia vào thời kì còn có tháp Babel toàn thế giới sử dụng
cùng một loại ngôn ngữ, vì thế mà mừng rỡ như điên. Trên thực tế, nói
chung tất cả mọi người đều như thế, đối với những thứ có chút mơ hồ, bao
giở cũng đặc biệt ấp ủ thiện cảm và nhiệt tình.
Noam Chomsky sau khi sáng lập giả thuyết này, đã không ngừng khảo
nghiệm các loại ngôn ngữ trên thế giới, bổ sung và nghiệm chứng. Nhưng
giả thuyết này lại giống như là hang không đáy, cho dù ngành giáo dục đem
bao nhiêu loại ngôn ngữ khác nhau bổ sung vào, vẫn khó có thể đưa ra kết
luận. Suy cho cùng — không ai có thể nghiệm chứng được tất cả ngôn ngữ
vô cùng vô tận trên thế giới này. Sau này, Noam Chomsky chuyển sang mặt
trận chính trị, nhiệt tình vận động xã hội phản chiến, mà lý thuyết qúy giá
vĩ đại ông lưu lại này, đương nhiên cũng có người tiếp tục chứng minh và
bổ sung.
Thời gian này, Đỗ Vi Ngôn đưa ra công trình “Khảo chứng phương ngôn
điền tộc”, ngoài tầm quan trọng đối với giới ngôn ngữ học, còn giống một