CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 120

TẬP NÓI

N

iềm vui lớn lao nhất của những người sinh con đầu lòng là lúc nghe

con nói. Tiếng nói đầu đời ấy thiêng liêng vô tận, vô cùng bởi âm thanh bập
bẹ gọi ba, gọi mẹ. Sự kết nối đời đời đã mở ra từ giây phút ấy. Từ đó, mọi
sự giao tiếp đã có thể chia sẻ nhau từ tiếng nói. Ai cũng biết nói. Ai cũng
có thể gửi đi một thông tin đến người khác bằng tiếng nói. Vậy, ơ hay,
chẳng lẽ ông nhà thơ này đang quá chén? Đã say? Can cớ gì lại bàn chuyện
“tập nói”?

Xin thưa, có phải ai cũng biết nói chăng?
Tôi quyết là không.
Có người dù không xinh đẹp, nhan sắc chỉ cỡ Thị Nở nhưng khi mở

miệng, lập tức người đối diện lại cảm tình như đang trò chuyện với Tây
Thi. Bí quyết gì? Dễ lắm: “Chim khôn cất tiếng rảnh rang/ người khôn nói
tiếng dịu dàng dễ nghe”
. Ngược lại có những hạng người dù cỡ hoa khôi
quý bà, hoa vương quốc tế nhưng khi trò chuyện, ta lại liên tưởng đến “dùi
đục chấm mắm cáy”. Với những thí dụ này, cho thấy rằng, bàn chuyện “tập
nói” hoàn toàn không thừa chút tẹo tèo teo nào.

Trên đường đời, không phải lúc nào cũng gặp hoa hồng mà có khi va

vấp phải sóng gió nhưng tại sao có người bình thản lướt qua, có kẻ u đầu
sứt trán? Lúc ấy, có những người lại cãi nhau chí chóe, tuôn ra những lời
sặc mùi chết chóc rồi phồng mang trợn mắt gấu ó và cuối cùng ẩu đả một
phen sống mái. Sau đó, họ kéo nhau vào bệnh viện “tân trang” hình thể;
nếu nặng thì rủ nhau ra “hui nhị tì”! Trong khi đó, cũng trường hợp đó,
chẳng hạn, do phóng nhanh vượt ẩu nên va chạm người kia, nhưng rồi cả
hai giải quyết êm thấm, nhẹ nhàng là do đâu? Lời nói trên đầu lưỡi nếu là
sự xin lỗi, mong cảm thông cho nhau thì “nói phải củ cải cũng nghe”. Lời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.