CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 122

Lúc ấy, có vị thiền sư gật gù bảo, nếu vì lý do này, lý do kia không thể

thực hiện những lời khuyên trên, vậy cách tốt nhất ta hãy thực hiện ngay từ
lời nói của mình. Nghe lạ tai và khó hiểu quá, phải không? Thử xem mỗi
ngày ai lại không nói? Vậy mỗi lời nói ra phải như thế nào? Có những lời
mà ta vừa thốt ra đã khiến người nghe buồn bã, thất vọng; ngược lại, ta vẫn
vậy thôi? Không đâu, ta cũng ám ảnh lấy sự bực bội trong người. Có những
lời khi nghe đã khiến tâm hồn ta thư thái, hăng hái; lại có những lời khiến
ta nhụt chí tinh thần. Vậy thì, mỗi khi nói hãy cân nhắc thận trọng.

Ngẫm nghĩ sâu xa, ta thấy rằng lời khuyên của vị thiền sư ấy có ý

nghĩa rằng, lời nói cũng là một thực phẩm tinh thần. Có thể nuôi sống và
cũng có thể đầu độc. Khi nói những lời nói đẹp, những lời yêu thương vẫn
là cách tự tiếp nhận một giá trị dinh dưỡng cần thiết cho tâm hồn.

Ông bà ta dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” là một triết lý sống.

Sống là phải học, học ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất. Nói thì ai không
biết nói? Ấy mà cũng phải học. Học nói những lời yêu thương cho chính
mình và dành cho người khác. Một công trình nghiên cứu y học cho biết,
khi tức giận, hận thù, ganh ghét thì lúc ấy, sự già nua, tàn héo đã có cánh
cửa để thâm nhập vào cơ thể con người. Nếu từ bi, hỉ, xả, vui vẻ, độ lượng
thì sự phơi phới yêu đời như mưa nguồn đã làm cơ thể bừng lên sức sống.

Tôi tin rằng nếu có dịp ngao du sơn thủy giữa một không gian tuyệt

vời trăng thanh gió mát, nếu Thúy Kiều cãi vã ầm ĩ với Kim Trọng thì lúc
ấy vầng trăng cũng lặn, gió cũng ngừng, bầu trời sẽ xám xịt lại chứ cả hai
không thể đón nhận được cảm giác: “Lắng nghe lời nói như ru/ Chiều xuân
dễ khiến nét thu ngại ngùng...”.

Trong mối quan hệ xã hội, có những kẻ khiến người khác xa lánh

chẳng phải do xấu xa, lừa đảo, đầu trộm đuôi cướp mà cũng chỉ vì không
kiểm soát được những gì đã nói. Có kẻ mở miệng ra là cố tình châm chọc
người này, hạ nhục người kia nhằm tôn “cái tôi” trước bàn dân thiên hạ.
Hành xử ấy, đạo Phật có từ “khẩu nghiệp”, Từ điển Phật học của Đoàn
Trung Côn giải thích rõ ràng, cụ thể là: “Vọng ngữ (nói láo); ỷ ngữ (nói
trây); lưỡng thiệt (nói đâm thọc làm cho người ta xa nhau); ác khẩu (chửi
mắng)”. Đừng tưởng nói cho sướng miệng, kẻ “khẩu ác nghiệp” phải chịu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.