Sống trên đời, ai không mong khỏe mạnh như bao người, nhưng rồi
cũng có lúc ốm đau. Nếu cụ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không có
thời gian bị bệnh nặng, liệu cụ có “cơ duyên” trở thành Thánh y Việt Nam?
Lúc ấy, thuốc thang mãi không khỏi, nghe tiếng thầy Trần Độc ở Thành
Sơn (Nghệ An) là người giỏi thuốc, thi đậu Hương tiến nhưng thi mãi
không đậu đại khoa nên lui về ở ẩn, cụ liền tìm đến dưỡng bệnh. Suốt một
năm trời ở đây, Lê Hữu Trác đã mượn thầy nhiều sách thuốc để nghiên cứu,
càng đọc cụ càng “ngộ” ra rằng chỉ có nghề làm thuốc thì mới thật sự đem
lại lợi ích cho mình và cho người. Đặc biệt, cụ được đọc bộ sách Phùng thị
cẩm nang bí lục của danh y Phùng Triệu Trương.
Do đó, khi luận bàn nghề thuốc với thầy, Lê Hữu Trác tỏ ra rất am
hiểu lý luận âm dương, về phương dược, về thực tiễn lâm sàng... Trần Độc
lấy làm kinh ngạc và truyền hết nghề làm thuốc cho cụ. Từ đây, cụ quyết
chí đeo đuổi nghề cứu nhân độ thế mà sau này cụ tự hào: “Làm thuốc giỏi
chẳng hơn là tu tiên, tu Phật hay sao?”.
Những mẩu chuyện này khiến chúng ta nhận ra rằng, một khi gặp điều
gì không suôn sẻ thì chớ vội bi quan, chán nản, buông xuôi theo dòng đời.
Có câu chuyện cổ tích, thuở nhỏ nghe thầy cô kể, nay tôi vẫn còn nhớ:
Ngày kia, cây cổ thụ miệt thị cây lau sậy: “Cậu hèn kém lắm, biết bao giờ
mới có thể ngẩng đầu hiên ngang nhìn lên bầu trời như ta?”. Cây lau sậy từ
tốn: “Tớ bằng lòng với số phận của tớ. Dù không được như cậu nhưng tớ
vẫn an toàn hơn”. Nghe câu trả lời ấy, cổ thụ cười ngạo nghễ: “Không ai có
thể bứng ta ra khỏi gốc, vặn đầu ta xuống đất nổi”.
Đã có nhiều người luôn tự cao, tự đắc trong suy nghĩ hạn hẹp ấy. Vào
một ngày, cổ thụ hối hận vì đã khoác lác, ngoa ngôn. Một cơn giông tố dữ
dội lướt qua đã khiến nó ngã sóng soài, trong khi đó, sau lúc tan bão thì lau
sậy vẫn bình thản vi vút reo theo tiếng gió.
Một khi đã ý thức như thế, hà cớ gì ta phải bận tâm, bực bội khi so
sánh với ai khác? Mà nếu được thế, chắc gì ta đã cảm thấy hạnh phúc hơn,
sung sướng hơn? Năm 1781, khi lên kinh đô chữa bệnh chúa Trịnh, cụ Lê
Hữu Trác đã chẩn bệnh chính xác: “Còn như phú quý nhàn cư/ Ngày đêm
yến tiệc ăn no lại nằm/ Rượu say rồi lại nhập phòng/ Khỏi sao tích trệ