BẰNG LÒNG VỚI NHỮNG GÌ
ĐANG CÓ
T
rong cuộc sống, mỗi người một số phận. Có người lúc sinh đã nhà
cao cửa rộng; có người lại “màn trời chiếu đất”. Với điểm “xuất phát” ban
đầu, có phải sau này sự thành đạt của mỗi người sẽ khác?
Khó có thể đưa ra một kết luận rõ ràng, nhưng chắc chắn ông trời công
bằng lắm, đã lấy của ai cái gì ắt lại đền bù cái khác. Vì thế, không phải
ngẫu nhiên, nhiều bậc thức giả dạy rằng: “Sống trên đời, không có một
điểm tựa nào vững chắc nhất là tựa vào chính mình”. Tưởng rằng, những
mỹ từ ấy chỉ là lý thuyết, “mô phạm” chứ sự vận động trong đời sống còn
phức tạp hơn nhiều. Đúng thế. Nhưng đừng quên rằng, đã có những người
vượt lên nghịch cảnh, sống tốt, thậm chí còn có nhiều cống hiến cho xã hội
hơn người bình thường khác.
Nhà ngôn ngữ học tài ba Lê Ngọc Trụ thuở nhỏ bị đau lỗ tai và phải
mổ mép xương tai trái, do đó, đau ốm luôn. Không thể vui chơi như bạn bè
trang lứa, cụ ngồi nhà cặm cụi với sách vở. Dù không bằng cấp gì nhưng
nhiều người có bằng cấp phải gọi cụ là thầy. Cụ viết nhiều, nhưng tựu trung
Tầm nguyên tự điển Việt Nam vẫn là bộ sách giá trị nhất, đến nay, chưa ai
có thể vượt qua.
Nhà bác học thiên tài John Edison thuở nhỏ ốm đau luôn, rồi do một
lý do gì đó nên bị điếc, sau này ông hài hước: “Tôi rất nên cám ơn cái
người đã vô tình làm cho tôi bị điếc. Trong cái thế giới ồn ào hỗn tạp này,
chỉ có điếc mới giúp tôi yên tĩnh làm những việc mà mình thấy cần làm.
Nếu không bị điếc, chắc có lẽ tôi cần phải nút lỗ tai chặt lại, may ra mới có
thể làm việc được”. Rõ ràng, dù trong hoàn cảnh không may mắn nhưng ai
cũng có thể tìm được sự hài lòng ở đó.