CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 94

ông trả lời rằng “có”. Ít ai biết, ông là người đầu tiên đưa nghề nhiếp ảnh
vào Việt Nam, cũng là người trước nhất hệ thống lại các hình thức tham
nhũng và đề ra biện pháp chống tham nhũng thời Nguyễn. Đọc tác phẩm
Từ thụ yếu quy ra đời cách đây hàng trăm năm, ta thấy thiên hạ đã biết hối
lộ bằng cách tiếp cận từ người vợ. Tại sao? Người đàn ông nào không tỏ ra
“dễ dạy”, nhất là lúc đầu ấp tay gối nồng nàn với người phụ nữ mình dấu
yêu? Thỏ thẻ, xin xỏ, nhỏ to tâm sự, giây phút ấy là đấng mày râu dễ xiêu
lòng nhất...

Chuyện xưa không khác chuyện nay.
Chuyện rằng, có người cần chữ ký của quan chức nọ, không dám đưa

thẳng, bèn đưa của đút lót qua tay người vợ. Nhưng do đưa “hẻo” quá, bà ta
ném trả vào mặt và gằn giọng, vừa “dằn mặt” vừa “làm sang” cho chồng:
“Làm cái giấy này cho anh chỉ mất có một ngày, anh nghĩ là quá đơn giản
chứ gì? Nhưng phía sau đó là bao nhiêu năm lăn lộn quan trường, là bao
nhiêu mối quan hệ dọc ngang trên dưới, anh có biết không?”. Đã biết ư?
Thế thì khôn hồn “nôn” tiền thêm. Chả phải chuyện này do tôi nghĩ ra, mà
nhà văn Nguyễn Đông Thức viết trong truyện ngắn có tựa Giấy, vẫn biết hư
cấu, nhưng tất phải trên nền tảng của hiện thực. Khép lại trang sách, bỗng
tôi băn khoăn ngẫm ngợi một cách đau đớn: người vợ ấy sẽ dạy con như
thế nào?

Trở lại với Truyện Kiều, tôi ngờ rằng không phải nhà nghiên cứu Kiều

nào cũng nghĩ đến cách dạy con từ cảm nhận “văn hóa đọc Kiều” như bà
mẹ của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Rằng, trong Kiều có câu: “Phận sao
phận bạc như vôi”
, khi đọc đến đó, mẹ của thầy ngăn lại, bảo phải đọc
“Phấn sao phấn bạc như vôi?”. Ủa sao lại kỳ khôi đến thế? Này đây, ta
hãy nghe một bà mẹ chưa hề có một ngày ngồi trên giảng đường đại học đã
“thấu thị” đến mức lũ chúng ta có võ vẽ dăm ba chữ trong đầu phải giật
mình thán phục: “Viết là “phận” nhưng nếu mình đọc “Phận sao phận bạc
như vôi”
thì mình cũng đang than thở như Kiều vậy. Mình sẽ vận nó trong
người. Rất nguy hiểm. Thành ra phải đọc là “phấn” (để chứng tỏ mình là
khác)”. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho biết: “Lúc đó, chị em tôi mới hiểu là
trong văn hóa của mình có truyền thống tự bảo hộ như vậy. Không phải chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.