Từ những buổi nói chuyện đến những buổi dạ tiệc, vốn là người khéo nói
chuyện, Oscar đã làm cho mọi người sững sờ, nổi giận, nhưng cũng quyến
rũ xã hội thượng lưu Mỹ bởi những lời ba hoa của một nhà thơ đương thời
và dáng vẻ của người chăn cừu mặc quần nịt ngắn.
Mang ánh hào quang của một thanh danh mới, Oscar trở về tấn công sân
khấu Anh. Giới giàu sang tán thưởng những bài thơ của Oscar. Ông trở
thành thư ký cho người tình của hoàng tử Xứ Gan, đi dạo trên đại lộ
Piccadilly với cả một đám thanh niên mang ấn tượng bởi vẻ hoạt bát của
con người dám tấn công vào thiết chế văn chương.
Làm đẹp cái vẻ ngoài để làm giàu nội tâm: Đó là tín điều của Oscar. Cây
phượng vĩ này tôn tính phù phiếm lên hàng nghệ thuật: “Nhiệm vụ đầu tiên
là chấp nhận một bộ điệu. Còn vế thứ hai, vẫn chưa ai khám phá được”.
Baudelaire ca ngợi những thú vui giả tạo, còn Wilde lại ca tụng ham muốn
yêu đương: “Sự khác biệt duy nhất giữa một tùy hứng với một tình yêu
muôn thuở, chính là tùy hứng kéo dài lâu hơn”. Đứng đầu một phong trào
có tên là “Thập kỷ bệnh hoạn”, ông bênh vực cho một cuộc sống vứt bỏ tất
cả mọi đa cảm, mọi đạo đức. Ông đã có câu nói nổi tiếng: “Tôi có thể
cưỡng lại tất cả, trừ sự cám dỗ”. Nó sẽ làm cho ông sa đọa.
Hốt hoảng và vui thích, xã hội Luân Đôn mở cửa các phòng khách tiếp đón
con người kỳ quặc đó. Wilde trở thành người được ưa chuộng trong các tối
dạ hội do các nhân vật nổi tiếng thời đó tổ chức. Theo đà của Salomé, vở
kịch mà ông viết và cùng dàn dựng với Sarah Bernhardt, ông cho ra Chân
dung của Dorian Gray. Thành công đến ngay tức khắc, Dorian Graychính
là Oscar Wilde mơ ước mãi mãi thanh xuân, trong khi bức chân dung của
ông lại xấu đi bởi tất cả những tội lỗi dâm ô mà Dorian Gray phạm phải.
Khiếp đảm bởi sự phản chiếu thảm hại của tâm hồn, Dorian Gray đập vỡ
bức chân dung của mình và tự tử. Oscar Wilde chính là con người đó, đã
coi trọng ảo ảnh của nghệ thuật hơn của cuộc đời.