đau đớn. Từ lâu bị giới phê bình chê trách là tàn nhẫn, Makanin là kẻ
không biết thương hại. Ông dường như muốn bắt Petrovitch phải chịu tất cả
những tủi nhục có thể có và có thể hình dung.
Sợi chỉ đỏ của cuốn sách được thể hiện ở người em trai của Petrovitch.
Venedikt là một họa sĩ rất tài năng, xưa kia đã bị KGB nghiến nát và gần
như bị tiêu diệt trong một trại tâm thần. Trong suốt hàng chục năm,
Petrovitch đi thăm ông ở bệnh viện và là mối dây duy nhất, mỏng mảnh,
nối kết ông với quá khứ và hiện tại. Sau khi đã trải hết “lò luyện ngục
riêng” của mình, người anh mời Venia về nhà, tìm hết cách để đưa ông trở
lại đời sống. Nhưng Petrovitch đã thất bại. Venia trở lại bệnh viện y như lúc
ông từ đó ra, đáng thương, bất lực, nhưng dẫu sao cũng có một chút tiến bộ:
Ông xô các y tá ra, “bình thản nói với họ, như thể nói lời cuối cùng: Đừng
làm tôi giật mình, để cho tôi làm”.
Chẳng phải vô cớ mà câu để cho tôi làm được in nghiêng trong câu cuối
của cuốn sách: Nó là lời của nhân vật cũng như của chính tác giả.
THUẬN THIÊN