phẩm đầu tay: Bị tước nghề luật sư vào năm 1940 vì gốc gác Do Thái,
Nathalie may mắn thoát khỏi sự bắt bớ năm 1942 và cho đến khi nước Pháp
được giải phóng khỏi ách Quốc xã, bà sống dưới cái tên mới là Nicole
Sauvage theo những giấy tờ giả do chồng, một thành viên trong phe kháng
chiến, cung cấp cho và hành nghề gõ đầu trẻ. Kể từ năm 1945 trở đi là thời
kỳ bà viết ra những tác phẩm quan trọng nhất, bất chấp việc trải qua một
thời kỳ bị bệnh lao trầm trọng.
Khi Tropismes (Những hướng động), một tập hợp những tác phẩm đầu tay
ra đời vào năm 1939 nhưng hầu như không được để ý đến, thì Max Jacob
đã chào đón tác giả là “một nhà thơ lớn” và Jean Paul Sartre đã bị quyến rũ
bởi “cái duyên” của tác giả và giọng văn “chính xác và tự nhiên”. Sau chiến
tranh, nhà văn nữ tiên phong của trào lưu Tiểu thuyết mới này bắt đầu thực
hiện dự án đổi mới nền tiểu thuyết bằng việc thu hẹp tầm quan trọng của
thủ thuật dẫn dắt câu chuyện và vai trò các nhân vật: Các tác
phẩm: Portrait d’un Inconnu (Chân dung một người vô
danh,1948), Martereau (1953) và Le Planétarium (Nhà hành tinh, 1959)
tuy còn có chủ đề và nhân vật, nhưng việc quan tâm đến trang trí và vật liệu
chiếm phần ưu thế. Những đối thoại chen vào giữa dòng trần thuật đã sớm
chiếm lĩnh tác phẩm. Tiếp đó Les Fruits d’or (Những quả vàng,
1963), Entre la vie et la mort (Giữa cái sống và cái chết, 1968), Vous les
entendez? (Bạn có nghe chúng không?, 1972), Disent les imbeciles (Bọn
mất dạy nói, 1976), L’Usage de la parole (Việc sử dụng ngôn từ,
1980), Enfance (Tuổi thơ, 1983), Tu ne t’aimes pas (Mày không thương lấy
mình, 1989), Ici (Tại đây, 1995), Ouvrez (Mở ra đi, 1997) đã nói lên sự tìm
tòi đó.
Cạnh đó là những tìm tòi về sân khấu với nhiều vở kịch: Le silence (Sự im
lặng, 1964), Le Mensonge (Sự dối trá, 1966), Isma (1970), C’est beau (Đẹp
đấy, 1975), Elle est là (Cô ấy ở đấy kìa, 1978), Pour un oui ou pour un
non (Vì một tiếng có hay không, 1982). Đấy là chưa kể những khảo luận
trong đó bà trình bày quan niệm về Tiểu thuyết mới.