khoa học nghiên cứu về nữ giới. Cuốn Người tình trở thành “best seller” ở
Mỹ và trên thế giới, cái bệnh mê Duras lan sang cả Trung Hoa...
Và người ta không chờ cho nhà văn này qua đời, mới viết tiểu sử, với lý do
là cần có một khoảng cách đối với nhân vật, cần có những phát hiện mới
sau khi nhà văn qua đời, cần tìm kiếm các bằng chứng và thái độ phân tích
bình tĩnh hơn, đánh giá sự nghiệp một cách khách quan hơn...
Vào tuần lễ thứ hai của tháng 2/1994 Nhà Xuất bản Grasset đã cho ra đời
cuốn tiểu sử của Marguerite Duras mà tác giả là Frédérique Lebelley, nhà
văn và nhà báo nữ. Thực ra kể về cuộc đời Duras quả là cả một cuộc phiêu
lưu! Bởi vì bà đánh lạc hướng người ta. Những nhà văn lớn khác của thời
đại chúng ta thường có khuynh hướng chỉ ra cho ta một con đường và cầm
tay dắt đi. Còn Duras, bà lại dạy cho chúng ta tự quên mình đi. Tác phẩm
nổi tiếng của bà Tiểu nhạc (Petite musique) là một thứ âm nhạc của lãng
quên. Rất nổi tiếng, được xu nịnh, hay bị ghét bỏ, bà đã khoác lên nửa sau
của thế kỷ này một cái áo măng tô khác lạ chỉ của riêng bà và không chia sẻ
với ai. Bà theo trào lưu nữ giới ư? Chưa bao giờ như thế. Cộng sản ư? Bà
đã rút khỏi Đảng Cộng sản Pháp. Chân thành ư? Lúc nào bà cũng xáo trộn
vạch đua.
Sinh ra ở miền Nam Việt Nam thời thuộc địa năm 1914 trong một gia đình
công chức nhỏ người Pháp, bố là nhà toán học, mẹ là giáo viên, có nhũ
danh là Marguerite Donnadieu, năm 16 tuổi (1930) bà đi thuyền qua sông
Cửu Long và gặp gỡ một Hoa kiều, sau này chính là nhân vật trong cuốn
tiểu thuyết Người tình, đoạt giải Goncourt năm 1984. Trong đại chiến II bà
trở về Pháp, làm bạn với Francois Mitterand, vào Đảng Cộng sản. Trong
hàng chục tác phẩm của bà, đáng chú ý là Nỗi đau, viết về cuộc kháng
chiến của người Pháp chống bọn chiếm đóng phát xít Đức, hay cuốn Chiếc
đập ngăn Thái Bình Dương (Un barrage contre le Pacifique), viết về câu
chuyện người mẹ đấu tranh để trồng trọt trên những mảnh đất mua được tại
miền Nam Việt Nam. Những tác phẩm của bà là những phù phép, những