CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 213

kinh cầu nguyện, sự bộc bạch và những điều linh cảm. Cuối cùng, nếu
người ta nhìn bà một cách nghiêm chỉnh, thì Duras vào cuối thế kỷ XX
chiếm một vị trí như tương tự Hugo vào cuối thế kỷ XIX và trở thành một
nhà văn lớn của nước Pháp thế kỷ này.

Đã có đến một núi sách đằng sau lưng bà, những tác phẩm của bà được
dịch ra đủ mọi thứ tiếng: Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở Ailen, Afghanistan, Nam Tư cũ,
rồi Triều Tiên (cả Nam lẫn Bắc), ở Trung Hoa lục địa, Nhật Bản… Ảnh
hưởng của bà lớn đến nỗi người ta luôn luôn đến tìm gặp bà. Năm ngoái,
hơn một chục sinh viên Afghanistan đến nhà bà để làm luận án và muốn
khảo sát “thực địa”! Thế là cả một lớp học xô đến tấn công bà, một cơn ác
mộng thực sự. Một lần khác là một phụ nữ trẻ đã ngồi ở chân cầu thang
suốt hai ngày và gào lên trước cửa phòng bà: “Thật tàn tệ! Cái đó là nói về
tình yêu, về chuyện yêu đương suốt những cuốn sách… Những cuốn sách
làm người ta phát điên lên! Và để họ chết đói trước cánh cửa nhà mình!”.
Thế là Marguerite Duras phải tìm cách kết thúc tấn kịch bằng việc biếu chị
ta một quả trứng luộc. Chính bà cũng không biết được điều gì đã có thể gợi
lên “cái đó” trong các tác phẩm của mình.

Nhà văn này nói rằng bà không có một cuộc sống bình thường. Nhưng
không cần phải trở nên một người “loong toong” trong cái bảo tàng riêng
của mình hay đọc những địa danh trên tấm bản đồ Việt Nam để có thể thấy
lại tất cả: Sự rực rỡ của những khung trời xứ gió mùa, những cánh rừng,
chiếc xe ngựa ở Vĩnh Long. Những bài hát Việt Nam đến giờ bà vẫn
thường nghe. Mảnh đất của xoài, những cánh đồng lúa, tiếng mái chèo
khua nước của các con thuyền trên sông… Tất cả đã không bao giờ rời bỏ
bà.

[1]

1914-1996

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.