CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 242

con người bằng thịt bằng xương, có những thớ thịt và những chất lỏng - và
người ta bảo tôi còn có một tâm hồn. Tôi là kẻ vô hình, bạn hiểu không, chỉ
vì người ta không chịu nhìn tôi”.

Cái hoán dụ mà Ellison dùng để chỉ cái nước Mỹ da đen là vô hình đối với
nước Mỹ da trắng đã chạm đúng tim đen của hàng triệu độc giả thuộc mọi
màu da và ngôn ngữ. Tác phẩm của ông đã được xuất bản hầu như bằng
mọi thứ tiếng ở châu Âu, cả tiếng Do Thái và tiếng Nhật. Nó đoạt giải
thưởng Sách Quốc gia và được giới phê bình văn học ca ngợi, trong đó có
nhà văn William Faulkner, người được tặng giải Nobel văn học.

Cuốn sách kể về một người kể chuyện da đen vô danh từ miền Nam nước
Mỹ đến Harlem cư ngụ, tham gia cuộc chiến đấu chống lại áp bức (được
tượng trưng bởi công ty độc quyền về điện và ánh sáng) và cuối cùng lại bị
những bạn hữu da đen bỏ rơi.

Các nhà phê bình tỏ ra rất thích thú bởi các thủ pháp “tình tiết nằm trong
tình tiết” của ông và sự kết hợp giữa những đột phá văn học của T.S.Eliot
và James Joyce với những bài thánh ca da đen, những ca khúc blueJazz.

Cuốn khảo luận về Các nhà văn lớn thế kỷ XX nói về cuốn sách này: Người
vô hình
cũng bị ám ảnh bởi lời hát của Louis Armstrong: “Tôi đã làm gì để
rồi lại đen và chán chường đến vậy”, cũng như bị ám ảnh bởi những cảnh
đấu bò tót của Hemingway và vẻ uyển chuyển của các dũng sĩ đấu bò của
ông trước sức ép.

Việc gắn liền những yếu tố văn hóa không dính dáng đến nhau này là cái
cho phép Người vô hình vẽ ra khuôn mặt nội tâm, là cái cách thoát ra khỏi
mảnh đất hoang vu của mình.

Năm 1982, nhà văn Ellison đã phát biểu với tờ Thời báo Nữu Ước trong
một cuộc phỏng vấn: “Người Mỹ không sáng tạo ra tiểu thuyết. Người da
đen không sáng tạo ra thơ ca. Người ta đã viết quá nhiều về bản sắc chủng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.