CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ (CHÂN DUNG VĂN HỌC) - Trang 6

LỜI DẪN

Quá trình hội nhập văn học của văn học Việt Nam với văn học thế giới từ
giữa thập kỷ tám mươi thế kỷ XX đến nay thường được nhìn nhận theo
những cách thức khác nhau.

Với những người đã chứng kiến sự bùng nổ thông tin ghê gớm đang diễn ra
ở nhiều nước trên thế giới thì những hoạt động đó còn có vẻ dè dặt, do đó
bé nhỏ đơn sơ và không có gì đáng kể.

Song chỉ cần trở lại với thực tế Việt Nam, nhớ lại sự xơ cứng trong hoạt
động này trong khoảng mười năm ngay sau chiến tranh, thì người ta đã có
thể nói rằng ở đây đã diễn ra một bước chuyển căn bản.

Chúng ta không chỉ cho dịch những cuốn sách bán chạy, không chỉ giới
thiệu mọi mặt hoạt động sách vở ở nước nọ nước kia, mà còn chia sẻ với họ
cách nhìn nhận cũng như cách hiểu về văn học nói chung. Ngay cách đưa
tin cũng bao nhiêu đổi khác. Những tác phẩm tưởng như xa lạ trở nên gần
gũi bởi chủ đề nhân bản sâu sắc và cách diễn tả độc đáo. Và những nhà
văn hàng đầu của thế giới cũng hiện ra với bao nhiêu chuyện thân tình tuy
vẫn không vì thế mà mất đi tầm vóc lớn lao. Cả cái vẻ rất hiện đại, những
tìm tòi tưởng là kỳ cục quái gở mà chỉ văn chương cuối thế kỷ XX này mới
có, khi vào với đời sống văn học còn tĩnh lặng ở ta, cũng vẫn giữ được cái
sự cận nhân tình cần thiết. Còn những giá trị cổ điển thì lại luôn được làm
mới.

Sở dĩ được như thế một phần là vì những người đảm nhận vai trò thông tin
ở ta, khi dựa vào báo chí nước người để nhờ họ làm trung gian cho sự giao
lưu vừa mới bắt đầu, đã có một cách xử lý khôn ngoan và hợp lý.

Chẳng hạn như trường hợp Hà Vinh. Không chỉ có một căn bản tiếng Anh
và Pháp, mà quan trọng hơn ở người môi giới văn học này còn có một khẩu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.