mãi trầm luân hoặc phủ lên ta cái áo đạo đức tu học rồi tự giam mình
trong một thiên dường giả ảo nào đó . Cái đẹp quí của bông sen vốn sinh
ra từ bùn . Chơn lý hay bửu kinh vô tự của mỗi chúng ta vốn cũng có sẳn
nơi tự tánh . Chạy theo văn tự để nhớ, để hiểu chỉ giải quyết được lòng
tham lam của trí chứ không giải thoát được tâm . Tâm giải thoát vốn nó là
không, cái không sáng suốt như một tấm gương . Nó sẽ có khi nhận lấy
những đối ảnh, đối vật của cuộc đời . Nhưng khi ảnh, vật đi rồi thì tâm lại
hoàn không . Luật có không, không có nầy vốn không phải là lý thuyết để
hiểu, cũng không là ý niệm để gìn giữ trong đầu . Ðó là cái thức của người
chịu thấy chính mình, thấy được tôi và người là một, không khác . Những
bất toàn , sai xót của tôi và người cũng một thể như nhau .
Quyển kinh còn nói lên sự khiếm khuyết của nó là tự nhận nói bậy, nói bạ
để trả người đọc về lại với chính họ, thấy mình và kinh không khác . Chơn
lý vốn tròn ngay chỗ cái khuyết, vốn đầy ngay chỗ cái thiếu của chính nó
mà thôi .
PVK
Thơ
Trong đáy sâu tiềm thức,
Bừng sáng nẻo u minh,
Hồi quang cho nội tỉnh,
Là vô tự chân kinh .
Tụng ngay vào tự tánh,
Hiện ra thực tướng mình,
Còn nguyên lục dục, thất tình,
Tâm minh trong sáng, chiếu hình phù du,
Luân hồi chuyển kiếp thiên thu,
Lạc trong rừng chữ, duyên tu ngỡ ngàng .
Hỏa thiêu tàng kinh các,
Bặt hết lý về không,
Chuyển thần lực xóa mờ ký ức,
Ðưa tâm linh giải thoát phiêu bồng,