CÕI VÔ HÌNH - Trang 37

nghĩa là cái tâm chỉ có một không hai . Ðối đãi thực tâm và lễ độ với mọi
người là coi mọi người là mình và khiêm tốn thật thà nhận sai trái .
Dĩ nhiên khi thực hành được ba điều trên là mình đã là thực hiện được câu :
“Trực chỉ chơn tâm kiến tánhthành Phật” không khó nữa .
Mỗi một lần mình thấy sự sai trái thì các thiền sư ngày xưa hay dạy đệ tử
phải làm “công án nghịch hành”. Nghịch hành là làm ngược lại, ví dụ như
mình làm buồn lòng ai đó, thấy mình sai thì phải dẹp tự ái đến xin lỗi và
nói rõ cái ý khởi đầu thâm sâu mà mình dấu kín cho người kia nghe . Cái vi
diệu ở cái chổ khi ta thật thà và khiêm tốn thì không ai bắt lỗi ta nữa, mà
nếu người ta vẫn cố chấp thì mình phải biết chấp nhận muôn tội là do nơi
mình, người quân tử đã làm phải gánh chịu hậu quả và không tái phạm để
hy vọng một ngày nào đó người kia sẽ tha thứ cho mình . Phải hiểu rằng
luật Trời nghiêm minh không phải bây giờ mình biết thiền, mang danh tu là
chạy được tội . Mình phải trả giá như mọi người mà thôi .
Xuống dưới âm phủ kia mà các tội hồn còn phải đứng trước một tấm gương
để nhìn lại quá trình sai trái của mình và thọ tội thì mình là người tu không
biết dùng “Minh cảnh đài” để tự soi cái mặt mình hay sao ?!
Những gì tui hiểu lúc đó còn phải có một thời gian thực hành sau này tui
mới chứng nghiệm được một cách thiết thực .

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.