CON CÁI CHÚNG TA ĐỀU GIỎI - Trang 112

Những người thất bại trong vai trò cha mẹ có khuynh hướng gán ghép

bản chất của trẻ với hành vi của chúng. Bởi thế nếu đứa con không chăm
học, cha mẹ gán cho cậu là “đồ lười biếng”. Nếu nó đánh vỡ đồ vài lần thì
sẽ bị mẹ nói là “kẻ hậu đậu”. Sau đó, họ tiếp tục củng cố và nhấn mạnh
những tính cách này bằng những câu đánh giá thường xuyên,

“Sao con lười

thế không biết”, “Đúng là hậu đậu hết chỗ nói”.

Nếu chẳng may nó có

hành vi xấu, họ thậm chí còn dùng cách nói nghiêm trọng hơn,

“Con bị ma

ám à? Đồ hư hỏng, đồ rác rưởi!”.

Sự nguy hại của việc đồng nhất hành vi với bản thân đứa trẻ là ở chỗ,

bạn chỉ khiến con mình thêm đinh ninh rằng nó lười biếng, hậu đậu, có vấn
đề và là đồ bỏ. Chúng ta càng làm việc này thường xuyên bao nhiêu, đứa trẻ
càng hành xử theo đúng những “nhãn dán” mà cha mẹ gán cho chúng bấy
nhiêu.

Những bậc phụ huynh này luôn khư khư quan niệm rằng con của họ có

vấn đề và cần phải được cải tạo. Với thái độ và cách đối xử với con cái như
thể chúng vốn lười biếng, hư hỏng hay hậu đậu, trẻ sớm mất đi lòng tự
trọng và sự tự tin vào bản thân, có khuynh hướng coi mình kém cỏi, chẳng
bằng ai.

Những bậc cha mẹ thành công thì khác, họ không bao giờ đánh đồng

hành vi cụ thể của con với con người thật của chúng. Họ tin rằng bên trong
mỗi đứa trẻ là một con người đầy tiềm năng, có động lực sống và những ý
định tốt đẹp, rằng tuyệt đối không có bất cứ vấn đề gì với chúng với tư cách
là một con người.

Khi chúng làm một việc gì đó không tốt thì điều đó chỉ đơn giản là vì

chúng đã áp dụng một phương pháp không thích hợp để đạt được những gì
chúng muốn mà thôi. Họ bao giờ cũng tin rằng, luôn có một mục đích tốt
đẹp đằng sau mỗi việc làm của con (bất kể việc làm đó có vẻ tệ đến mức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.